Đại dịch Covid đi qua, những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng thiết yếu vẫn có thể duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như phục hồi tài chính, nhưng những doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề thì mọi thứ trở nên khó khăn. Lúc đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn chấm dứt hoạt động chi nhánh để ổn định lại tình hình. Vậy vấn đề chấm dứt hoạt động chi nhánh được quy định như thế nào, hãy cùng NPLaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thời điểm đỉnh cao của dịch Covid đã đi qua, nhưng hậu quả nó để lại cho nền kinh tế đến thời điểm hiện tại vẫn còn đó. Đại dịch đi qua đã làm cho nhiều doanh nghiệp kiệt quệ tài chính nên phải đóng cửa bớt chi nhánh để tiếp tục hoạt động, ổn định sản xuất kinh doanh. Điều này không chỉ do doanh thu của doanh nghiệp giảm mà còn do chi phí sản xuất tăng cao; bên cạnh đó, sự thiếu hụt về nguồn lao động là một vấn đề đáng lo ngại khi tỷ lệ lao động về quê tăng, phần lớn lao động đã về quê nghỉ Tết Nguyên đán và đi tìm việc khác để làm. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải tiếp tục đóng cửa các chi nhánh, thấm chí là đóng cửa toàn bộ doanh nghiệp vì không đủ doanh thu và số lượng nhân công tối thiểu để nhà máy/doanh nghiệp hoạt động.
Doanh nghiệp để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh khi gặp khó khăn về tài chính, nhân lực buộc phải chấm dứt hoạt động chi nhánh của mình. Pháp luật doanh nghiệp đã có những quy định cụ thể về vấn đề này tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Trong đó, Điều 213 Luật Doanh nghiệp 2020 ( hướng dẫn bởi Điều 72 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP) quy định về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
Hơn nữa việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện được hướng dẫn bởi Điều 77 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp.
Pháp luật không quy định cụ thể các trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh, tuy nhiên thực tế việc chấm dứt hoạt động chi nhánh thường xảy ra khi trong quá trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp gặp khó khăn nên phải đóng bớt các chi nhánh. Việc chấm dứt hoạt động chi nhánh công ty có thể do quyết định của chính công ty đó hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong các trường hợp sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh phải bao gồm các văn bản sau:
Như vậy, doanh nghiệp muốn chấm dứt hoạt động chi nhánh thì cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, tài liệu trên.
Khi một doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng buộc phải chấm dứt chi nhánh của mình thì điều này làm nảy sinh rất nhiều mối quan hệ phức tạp khác như quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp, quan hệ nợ nần giữa các chủ nợ với doanh nghiệp, quan hệ giữa doanh nghiệp giải thể với người lao động. Bởi vậy việt chấm dứt hoạt động chi nhánh cũng cần phải được tuân thủ một quy trình chặt chẽ theo quy định của pháp luật, cụ thể Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh như sau:
Bước 1: Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh thì doanh nghiệp, chi nhánh phải đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh thì doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.Trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.
Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh thì Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc chi nhánh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh thì Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hoạt động của chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.
Ngoài ra, trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức chấm dứt hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Như vậy, khi doanh nghiệp muốn chấm dứt hoạt động của chi nhánh cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Thông tư 19/2019/TT-NHNN thì “Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, tổ chức tài chính vi mô …..công bố thông tin về việc chấm dứt hoạt động, giải thể trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tài chính vi mô (nếu có), một tờ báo viết hàng ngày của trung ương, địa phương trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam.”
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô thực hiện công bố thông tin trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.
Việc doanh nghiệp có phải nộp lệ phí môn bài khi chấm dứt hoạt động của chi nhánh vào giữa năm sẽ căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP) quy định về việc thu phí môn bài. Cụ thể:
"Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp): trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.” Như vậy, doanh nghiệp chưa chấm dứt hoàn toàn vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
Việc thanh lý tài sản của chi nhánh trực thuộc công ty cổ phần khi chấm dứt hoạt động sẽ căn cứ vào Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như sau: “1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”Như vậy, chi nhánh chỉ là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân và không có tài sản riêng. Do đó, trước khi chấm dứt chi nhánh, doanh nghiệp có thể điều chuyển tài sản hoặc thanh lý tài sản theo quyết định của mình.
Hiện nay thị trường có rất nhiều công ty luật/ văn phòng luật cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh. Trong đó, NPLaw là công ty có kinh nghiệm chuyên môn cao với đội ngũ nhân viên làm việc tận tâm, chỉn chu và chuyên nghiệp. Công ty luôn sẵn sàng tư vấn và đưa ra các giải pháp để khách hàng lựa chọn một cách tiết kiệm thời gian và tiền bạc nhất.
Các dịch vụ tại NPLaw khi thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh cho doanh nghiệp cụ thể như sau:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn