NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỢP ĐỒNG MƯỢN TÀI SẢN

Hợp đồng mượn tài sản rất phổ biến trong đời sống xã hội. Vậy pháp luật đã có những quy định cụ thể về hợp đồng mượn tài sản nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu những quy định này trong bài viết dưới đây.

I. Hợp đồng mượn tài sản là gì?

Điều 494 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) định nghĩa về hợp đồng mượn tài sản như sau: “Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”

Trong hợp đồng mượn tài sản, bên cho mượn chuyển giao tài sản của mình cho bên mượn theo một thời hạn thỏa thuận và bên mượn tài sản không phải đền bù cho bên cho mượn. Bên mượn phải bảo quản tài sản và trả lại ngay sau khi hoàn thành mục đích mượn.

1. Đặc điểm của hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không có đền bù. Bên mượn tài sản được sử dụng tài sản của bên cho mượn mà không phải trả tiền sử dụng tài sản.

Thứ hai, hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng đơn vụ. Bên mượn tài sản có nghĩa vụ bảo quản tài sản và trả lại tài sản cho bên cho mượn theo yêu cầu của bên cho mượn.

Thứ ba, hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên là khi tài sản được chuyển giao cho bên mượn.

2. Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản

Theo quy định tại Điều 495 BLDS thì tất cả tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản. Sau khi hết hạn hợp đồng, bên mượn phải trả lại tài sản có tình trạng ban đầu khi mượn. Nếu có mất mát, hư hỏng thì người mượn phải bồi thường cho bên cho mượn.

3. Hình thức của hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản có thể được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản tùy vào thỏa thuận của các bên.

II. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mượn tài sản

1. Quyền và nghĩa vụ của bên mượn tài sản

Theo quy định tại Điều 497 BLDS, bên mượn tài sản có các quyền sau:

  • Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
  • Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.
  • Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

Theo quy định tại Điều 496 BLDS, bên mượn tài sản có các nghĩa vụ sau:

  • Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
  • Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
  • Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
  • Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
  • Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả

2. Quyền và nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản

Theo quy định tại Điều 499 BLDS, bên cho mượn tài sản có các quyền sau:

  • Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
  • Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

Theo quy định tại Điều 498 BLDS, bên cho mượn tài sản có các nghĩa vụ sau:

  • Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
  • Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.
  • Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.

Trên đây là một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên, ngoài ra các bên có thể thỏa thuận thêm các quyền và nghĩa vụ để phù hợp với mục đích giao dịch và bảo đảm được quyền lợi của các bên.

III. Nội dung cần có trong hợp đồng mượn tài sản

Trong hợp đồng mượn tài sản cần có những nội dung cơ bản sau:

  • Đối tượng của hợp đồng
  • Thời hạn mượn tài sản
  • Mục đích sử dụng
  • Quyền và nghĩa vụ các bên
  • Điều khoản về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng
  • Phương thức giải quyết tranh chấp
  • Cam đoan của các bên

Ngoài các điều khoản trên thì các bên có thể thêm các nội dung khác tùy vào thỏa thuận.​​​​​​

IV. Một số câu hỏi thường gặp về hợp đồng mượn tài sản

1. Thời hạn của hợp đồng mượn tài sản

Thời hạn của hợp đồng mượn tài sản do các bên thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận về thời hạn thì bên cho mượn có quyền đòi lại và bên mượn tài sản phải trả tài sản lại ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được. Nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

2. Cho bạn mượn xe máy có phải làm hợp đồng mượn tài sản và công chứng hợp đồng đó không?

Theo định nghĩa về hợp đồng mượn tài sản thì khi cho bạn mượn xe máy là đã có hành vi trao tài sản cho bên mượn, như thế là đã hình thành hợp đồng mượn tài sản. Hợp đồng mượn tài sản không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, nếu  một trong các bên có yêu cầu thì có thể công chứng/chứng thực hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cho các bên.

3. Cho người khác mượn tài sản thì có phải lập hợp đồng hay không? Và có thể đòi lại tài sản khi bên mượn tài sản tự ý cho người khác mượn lại tài sản hay không?

Hành vi cho người khác mượn tài sản đã hình thành một giao dịch dân sự. Như đã nói ở trên, hình thức của hợp đồng mượn tài sản có thể bằng miệng, bằng văn bản. Tùy vào thỏa thuận các bên có thể lập hợp đồng bằng văn bản hoặc giao kết bằng miệng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 496 BLDS thì bên mượn tài sản không được cho người khác mượn tài sản nếu không được sự đồng ý của bên cho mượn. Trường hợp bên mượn tự ý cho người khác mượn thì theo quy định tại khoản 2 Điều 499 BLDS thì bên cho mượn có quyền đòi lại tài sản.

V. Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng mượn tài sản

Là một đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn soạn thảo hợp đồng, NPLaw  cung cấp tới quý khách dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng mượn tài sản bao gồm:

  • Tư vấn các quy định mới nhất của pháp luật về hợp đồng mượn tài sản
  • Tư vấn soạn thảo nội dung hợp đồng đúng pháp luật, bảo vệ được tối đa quyền và nghĩa vụ của khách hàng
  • Tư vấn rủi ro trong hợp đồng mượn tài sản
  • Đại diện khách hàng đàm phán nội dung hợp đồng, giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về hợp đồng mượn tài sản. Nếu có bất kì thắc mắc nào, xin vui lòng với liên hệ ngay với NPLaw. Là một đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong các lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, giấy phép, giải quyết tranh chấp, hình sự, môi trường, NPLaw tự tin có thể giải đáp và hỗ trợ mọi vướng mắc của bạn kịp thời và hiệu quả.


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • QUY ĐỊNH VỀ THÔNG BÁO KHUYẾN MẠI

    QUY ĐỊNH VỀ THÔNG BÁO KHUYẾN MẠI

    Hiện nay, để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường áp dụng những chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ, sản phẩm của mình. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chính sách, sẽ có những quy...
    Đọc tiếp
  • Quy định về phát tờ rơi quảng cáo

    Quy định về phát tờ rơi quảng cáo

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng phát tờ rơi quảng cáo hiện nay II. Quy định về phát tờ rơi quảng cáo 1. Việc phát tờ rơi quảng cáo có phải đăng ký với cơ quan nhà nước không? 2. Hoạt động phát tờ rơi quảng cáo có làm...
    Đọc tiếp
  • Quảng cáo dành cho trẻ em cần lưu ý gì?

    Quảng cáo dành cho trẻ em cần lưu ý gì?

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng về quảng cáo dành cho trẻ em II. Quy định pháp luật về quảng cáo dành cho trẻ em 1. Hiểu như thế nào về quảng cáo dành cho trẻ em 2. Khi đối tượng quảng cáo là trẻ em thì cần chú ý những...
    Đọc tiếp