Mặc dù hiện nay mô hình hợp tác xã không hoạt động với vai trò chủ yếu là phát triển kinh tế nhưng hợp tác xã vẫn là một loại hình tổ chức kinh tế, nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần ổn định chính trị - xã hội. Chính vì vậy, mô hình hợp tác xã cũng phải được đăng ký đầy đủ nội dung về tên, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, … Ở bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp cho khách hàng một số quy định liên quan đến việc đặt tên hợp tác xã để áp dụng khi cần thiết.
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định cách đặt tên hợp tác xã như sau: Tên hợp tác xã được viết bằng tiếng Việt hoặc ký tự La - tinh trừ ký tự đặc biệt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu và được bắt đầu bằng cụm từ “hợp tác xã” sau đó là tên riêng của hợp tác xã.
Như vậy, cách đặt tên được quy định khá rõ ràng, cụ thể nhằm tạo nên sự thống nhất giữa các tổ chức hoạt động dưới mô hình hợp tác xã.
Cơ quan đăng ký hợp tác xã có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của hợp tác xã nếu tên mắc phải những điều cấm được quy định tại Điều 8 Nghị định 193/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Để tránh trường hợp bị từ chối tên dự kiến đăng ký, tổ chức hoạt động dưới mô hình hợp tác xã cần rà soát, kiểm tra kỹ trước khi thực hiện thủ tục đăng ký.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 193/2013/NĐ-CP, khi thay đổi tên, hợp tác xã gửi giấy đề nghị đăng ký thay đổi tới cơ quan đăng ký hợp tác xã. Như vậy, thay đổi tên hợp tác xã cần phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ thay đổi tên hợp tác xã theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 193/2013/NĐ-CP, gồm giấy đề nghị đăng ký thay đổi chứa các nội dung sau:
Kèm theo giấy đề nghị đăng ký thay đổi phải có nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã.
Bên cạnh những quy định về các đặt tên hợp tác xã nêu trên, NPLaw xin giải đáp một số thắc mắc mà các bạn đọc thường gặp phải xung quanh vấn đề dưới đây.
Khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định:
Như vậy, tên hợp tác xã viết bằng tiếng nước ngoài phải phụ thuộc vào tên tiếng việt về mặt nội dung, ngữ nghĩa. Cách đặt tên hợp tác xã bằng tiếng nước ngoài tuy dễ nhưng cần phải tuân theo quy định đã nêu trên.
Tên viết tắt của hợp tác xã được quy định tại khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định 193/2013/NĐ-CP như sau:
Có thể hiểu, tên viết tắt được đặt dựa trên tên tiếng việt hoặc tiếng anh. Việc đặt tên viết tắt nhằm rút gọn tên của hợp tác xã khi được sử dụng,
Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 193/2013/NĐ-CP, các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của các hợp tác xã đã đăng ký:
Nếu không nắm rõ các quy định nêu trên, chủ thể đặt tên hợp tác xã sẽ dễ mắc phải trường hợp tên gây nhầm lẫn với hợp tác xã đã đăng ký. Tham khảo ý kiến tư vấn pháp lý từ các công ty dịch vụ cũng giúp việc đặt tên hợp tác xã phù hợp với quy định và được cơ quan chức năng chấp thuận.
Hiện nay có khá nhiều các công ty luật và văn phòng luật sư uy tín hỗ trợ tư vấn pháp lý cho các khách hàng các vấn đề liên quan đến tên hợp tác xã. Trong đó, NPLaw cũng cam kết cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách hoàn hảo nhất.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến cách đặt tên hợp tác xã mà NPLaw đã cung cấp. Nếu quý khách hàng còn nhiều thắc mắc về chủ đề trên có thể liên hệ trực tiếp với NPLaw để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất. NPLaw luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà các bạn vướng mắc. Vì vậy, hãy liên hệ bất cứ khi nào các bạn cần, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn