Bảo hiểm xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi của người lao động, góp phần thay thế hay bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp các rủi ro khi lao động, bệnh nghề nghiệp,...Tuy nhiên hiện nay tình trạng doanh nghiệp nợ đóng tiền bảo hiểm xã hội lại xảy ra rất nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người lao động. Do vậy, NPLaw xin gửi tới quý bạn đọc thông tin chi tiết về vấn đề doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội qua bài viết dưới đây.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2022 có hơn 2,13 triệu lao động bị doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội từ một tháng đến dưới ba tháng; 440.800 người bị nợ đóng từ ba tháng trở lên và gần 213.400 người bị treo sổ tại các doanh nghiệp đã giải thể, ngừng hoạt động, nợ bảo hiểm xã hội khó thu hồi. Tình trạng doanh nhiều doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Bảo hiểm xã hội có vai trò quan trọng trong việc ổn định cuộc sống của người lao động và trợ giúp người lao động khi gặp các rủi ro. Pháp luật hiện hành đã có những quy định về nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
Khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động. Theo đó người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86, hàng tháng trích từ tiền lương của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Nghị định 58/2020/NĐ-CP; C quy định mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động. Theo đó người sử dụng lao động bảo hiểm xã hội cho người lao động là quỹ hưu trí là 14%; quỹ ốm đau, thai sản là 3%; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 0.5%.
3. Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội là gì?
Theo quy định tại Quyết định 505/QĐ-BHXH có quy định về nợ bảo hiểm xã hội như sau: Nợ bảo hiểm xã hội là số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội của đơn vị, cơ quan lao động-thương binh xã hội, cơ quan tài chính và người tham gia theo quy định của pháp luật. Như vậy, nợ tiền bảo hiểm xã hội được hiểu là số tièn bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động và người lao động phải đóng theo quy định của pháp luật nhưng chậm đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp được cho là nợ đóng tiền bảo hiểm xã hội là khi quá thời hạn nộp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp vẫn chưa nộp tiền bảo hiểm.
Căn cứ "khoản 3 Điều 122 Luật bảo hiểm xã hội 2014" quy định về xử lý vi phạm trong trường hợp nợ đóng bảo hiểm xã hội:
“Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Nếu chậm nộp bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên thì sẽ phải nộp đủ số tiền chưa đóng và nộp thêm số tiền lãi cho quỹ bảo hiểm xã hội, đồng thời còn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật liên quan.
Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo "khoản 6, khoản 7, khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP" vì hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó doanh nghiệp có thể bị phạt tiền tối đa 75.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc 150.000.000 đồng đối với tổ chức.
Theo Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Theo đó người lao động có thể tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
1. Đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chưa đóng.
Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đóng.
Tại khoản 4 Điều 37 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Ban hành kèm Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải thu trong tháng, gồm: số tiền lãi chậm đóng lũy kế đến cuối tháng trước liền kề chuyển sang và số tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều này.”
Như vậy, số tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội phải thu trong tháng, gồm số tiền lãi chậm đóng lũy kế đến cuối tháng trước liền kề chuyển sang và số tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng.
Căn cứ quy định tại "khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014" quy định doanh nghiệp phá sản là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố phá sản.
Do đó, trường hợp doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội nhưng không rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và bị toàn án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố phá sản thì không thuộc trường hợp phải phá sản.
Trên đây là thông tin về doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội mà NPLaw gửi đến quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội vui lòng liên hệ đến NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Thông tin liên hệ tới Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Địa chỉ: 139H4 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Website: nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn