NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU TRÀ SỮA

Kinh doanh trà sữa là ngành nghề kinh doanh đang rất nóng hiện nay, lĩnh vực này đang thu hút nhiều nhà đầu tư vì đây là nước uống ưa thích của nhiều bạn trẻ, kể cả những người làm văn phòng, công nhân,… Vì thị trường quá lớn nên đã có rất nhiều ông lớn về thương hiệu trà sữa ở nước ngoài rất muốn được mở rộng cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và cũng nhiều doanh nghiệp trẻ muốn khởi nghiệp kinh doanh trà sữa.

Nhượng Quyền Thương Hiệu Trà Sữa

Nhượng Quyền Thương Hiệu Trà Sữa

Nhượng quyền thương hiệu là một trong những hình thức giúp mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng với chi phí và rủi ro thấp nhất. Kinh phí để mở thêm một cửa hàng mới là rất lớn, nhưng nếu doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhượng quyền thương mại thì các chi phí này sẽ được chia sẻ với bên đối tác công ty và đối với một tổ chức, cá nhân muốn bắt đầu tự xây dựng riêng cho mình cũng tốn rất nhiều chi phí. Do đó nhượng quyền thương hiệu trà sữa đã và đang là giải pháp tối ưu cho các bên để phát triển doanh nghiệp của mình, NPLaw xin hướng dẫn chi tiết về thủ tục và điều kiện nhượng quyền thương hiệu trà sữa tại Việt Nam qua bài viết dưới đây.

I. Những thương hiệu nhượng quyền trà sữa nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay

  • Trà sữa Mr Good Tea

Là một thương hiệu trà sữa được ưa thích tại Việt Nam nhờ hương vị trà sữa chuẩn Đài Loan, menu đồ uống đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt và các chương trình marketing, khuyến mại hấp dẫn

  • Trà sữa Alley 

Là một trong những thương hiệu trà sữa nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng yêu thích .Tính đến thời điểm hiện nay đã có hơn 50 quán trà sữa The Alley đã nhượng quyền và mở nhiều cửa hàng tại nhiều thành phố, tỉnh thành khắp Việt Nam.

  • Trà sữa Tocotoco

Thời điểm hiện tại, Tocotoco đã thuộc top thương hiệu trà sữa được nhượng quyền nhiều nhất với hơn 200 cửa hàng phủ sóng khắp toàn quốc.

  • Trà sữa Gongcha

Với hơn 1100 cửa hàng ở 18 quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trà sữa Gongcha đã có cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh.

thương hiệu uy tín, nổi tiếng trên thị trường mang lại giá trị của bản thân, cũng như nhiều người xung quanh

Thương hiệu uy tín, nổi tiếng trên thị trường mang lại giá trị của bản thân, cũng như nhiều người xung quanh

Thực trạng nhượng quyền thương hiệu trà sữa giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau, và giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài đang diễn ra rất sôi động. Nếu khách hàng là một tín đồ của thức uống ngọt béo này và cũng đam mê kinh doanh thì không nên bỏ qua cơ hội được hợp tác những thương hiệu uy tín, nổi tiếng trên thị trường mang lại giá trị của bản thân, cũng như nhiều người xung quanh.

II. Những lưu ý về Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu trà sữa

Bước đầu tiên trong việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương hiệu trà sữa là các bên phải ký kết Hợp đồng nhượng quyền thương mại với nhau.

Vậy hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?

Hợp đồng có thể được thiết lập bằng hình thức lời nói, bằng văn bản, bằng email hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp trong hoạt động nhượng quyền thương mại và những yêu cầu chặt chẽ trong nội dung của hợp đồng mà pháp luật quy định hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được ký kết dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản căn cứ theo quy định tại Điều 285 Luật thương mại.

Theo đó khái quát chung về Hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá là văn bản ghi nhận sự thoả thuận của chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu trong việc chuyển giao hoàn toàn quyền sở hữu của mình đối với thương hiệu, nhãn hiệu, công thức sản phẩm cho tổ chức, cá nhân khác.

1. Chủ thể của Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Điều kiện để hoạt động nhượng quyền thương hiệu giữa bên nhượng quyền thương hiệu với bên nhận quyền được công nhận hiệu lực pháp luật căn cứ Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại:

2. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền như sau:

Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm

Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

  • Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
  • Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

3. Điều kiện đối với Bên nhận quyền như sau:

Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại

4. Ngôn ngữ của Hợp đồng nhượng quyền thương mại 

Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của Hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận. Trong trường hợp này, hợp đồng cũng cần quy định ngôn ngữ giải thích hợp đồng, làm cơ sở giải quyết tranh chấp nhượng quyền thương mại theo Điều 12 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP.

5. Các loại hợp đồng nhượng quyền thương mại

  • Hợp đồng phát triển quyền thương mại là hợp đồng nhượng quyền thương mại theo đó Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP. 
  • Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp là hợp đồng nhượng quyền thương mại ký giữa Bên nhượng quyền thứ cấp và Bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP.

III. Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật:

Vậy để nhượng quyền thương mại thành công thì các bên cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân dự kiến nhượng quyền, bao gồm cả dự kiến nhượng quyền ban đầu và dự kiến nhượng quyền thứ cấp, phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 35/2006/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Thông tư 09/2006/TT-BTM.

Giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa nổi tiếng

Giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa nổi tiếng

Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Thương mại bao gồm:

  • Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;
  • Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
  • Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;

IV. Những lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu 

  • Thương nhân cần nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại. Điều đó là rất quan trọng, việc tìm hiểu thị trường đó đang cần gì, nhu cầu ra sao, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nào đang được thị trường đón nhận nhiều nhất sẽ giúp doanh nghiệp định hướng phát triển tốt cho doanh nghiệp của mình.
  • Chọn thương hiệu phù hợp để thực hiện nhượng quyền thương mại, kinh doanh. Vì mỗi thương hiệu sẽ có một tiêu chuẩn, quy định, văn hoá riêng mà bên nhận quyền phải thực hiện đúng và đủ các tiêu chuẩn ấy mới được hợp tác lâu dài với bên nhượng quyền. Việc lựa chọn một thương hiệu phù hợp với tiêu chí kinh doanh của mình sẽ giúp doanh nghiệp với thương hiệu đó được phát triển bền vững.
  • Bảo hộ thương hiệu là một vấn đề quan trọng. Đây là phương pháp giúp thương nhân tránh những tranh chấp không đáng có trong tương lai nếu bạn tự gây dựng một thương hiệu riêng cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

Có nên kinh doanh trà sữa nhượng quyền

Có nên kinh doanh trà sữa nhượng quyền

Hoạt động nhượng quyền thương mại là vấn đề pháp lý khá phức tạp việc lựa chọn một công ty Luật uy tín sẽ là một khoản đầu tư hợp lý để tránh những tranh chấp về thương mại sau này. Nếu Quý khách hàng cần một công ty Luật tư vấn cụ thể, chi tiết, rõ ràng về vấn đề nhượng quyền thương mại thì liên hệ ngay đến NP Law, đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý của NPLaw có thể giải đáp các thắc mắc của khách hàng một cách chuyên sâu, hữu ích và nhanh chóng nhất.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: