PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH GÌ VỀ LỪA DỐI KẾT HÔN

Kết hôn là một sự kiện trọng đại của đời người. Ai cũng muốn mình tìm được người ưng ý và có một cuộc hôn nhân viên mãn. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng lừa dối kết hôn diễn ra phổ biến khiến nhiều nạn nhân bối rối không biết nên giải quyết như thế nào. Kết hôn được pháp luật Việt Nam công nhận mới có giá trị về mặt pháp lý. Do đó, việc lừa dối kết hôn vừa đi ngược lại với ý nghĩa của hôn nhân vừa trái pháp luật. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về lừa dối kết hôn. Quý Khách hàng hãy tìm hiểu cùng NPLaw qua bài viết dưới đây. 

A. Cơ sở pháp lý

1. Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/ QH13 được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014 (sau đây gọi là Luật Hôn nhân và Gia đình 2014);

2. Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP được Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp ban hành ngày 06 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn thi hành một số điều Luật Hôn nhân và gia đình (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP).

B. Nội dung tư vấn

I. Lừa dối kết hôn là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì:

“Lừa dối kết hôn” là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.                                                    Như vậy, theo quy định trên đây có thể hiểu lừa dối kết hôn có thể là hành vi của một bên hoặc chủ thể thứ ba nào khác đã cố tình đưa những thông tin làm cho bên kia hiểu sai lệch về một vấn đề nào đó và dẫn đến việc đồng ý kết hôn.

Lừa dối kết hôn là một trong những hành vi bị pháp luật về hôn nhân và gia đình nghiêm cấm bởi nó đi ngược lại với điều kiện khi kết hôn, tính trung thực, thiện chí, tự nguyện trong hôn nhân.

II. Kết hôn do bị lừa dối có bị hủy kết hôn không?

Kết hôn do bị lừa dối bị pháp luật nghiêm cấm, do đó, đây là kết hôn trái pháp luật. Tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức dưới đây yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn:

  • Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ. 

III. Trường hợp nào kết hôn là đúng pháp luật?

Kết hôn được pháp luật công nhận là việc kết hôn đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự; 

  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như sau:
  1. Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  2. Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  3. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  4. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Kết hôn chỉ được công nhận về mặt pháp lý khi đáp ứng các điều kiện trên và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

IV. Giải đáp thắc mắc về lừa dối kết hôn

Xoay quanh vấn đề lừa dối kết hôn có một số câu hỏi thường gặp và NPLaw xin tư vấn như sau:

1. Kết hôn giả tạo có phải lừa dối kết hôn không?

Câu trả lời là không. Hiện nay, mọi người đang có hiểu lầm về bản chất của kết hôn giả tạo và lừa dối kết hôn. Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.                                                                          Vậy có thể nói, bản chất của kết hôn giả tạo là lợi dụng việc kết hôn nhằm che đậy một mục đích khác mà không hướng tới mục đích chung sống, xây dựng hạnh phúc như kết hôn thông thường. Lừa dối kết hôn có bản chất là bên lừa dối có hành vi gian dối, để bên bị lừa dối không biết mà tin tưởng rồi đồng ý kết hôn. Do đó, kết hôn giả tạo không phải lừa dối kết hôn.

2. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn do lừa dối kết hôn là gì?

Lừa dối kết hôn là kết hôn trái pháp luật do đó khi hủy kết hôn do lừa dối kết hôn sẽ có hậu quả pháp lý giống với hậu quả pháp lý của hủy kết hôn trái pháp luật nói chung được quy định tại Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

  • Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
  • Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
  • Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, đó là:
  1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.  

3. Khi phát hiện bị lừa dối kết hôn phải làm sao?

Khi phát hiện bị lừa dối kết hôn, người bị lừa dối có quyền tự mình hoặc nhờ vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ làm đơn yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật và gửi đến Tòa án để giải quyết theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

VI. Dịch vụ tư vấn khi bị lừa dối kết hôn

Hiện nay, dịch vụ tư vấn các thủ tục từ kết hôn đến ly hôn đều rất phổ biến. Trong trường hợp bị lừa dối kết hôn, Quý Khách hàng có thể liên hệ với Công ty Luật TNHH Ngọc Phú thông qua hotline 0913 449 968 hoặc truy cập website nplaw.vn và để lại câu hỏi cũng như thông tin để được đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm tư vấn và hướng dẫn giải quyết cũng như trải nghiệm các dịch vụ pháp lý khác của NPLaw.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp