Pháp luật quy định như thế nào về suất tái định cư tối thiểu?

Hiện nay, các vấn đề liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, tái định cư, suất tái định cư,... đang thu hút nhiều sự quan tâm từ các độc giả. Bởi lẽ, các chính sách liên quan đến tái định cư ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân đang sở hữu tài sản là nhà ở, đất ở. Nắm được thông tin, nhu cầu giải đáp thắc mắc thực tế, NPLaw xin cung cấp thông tin đến quý đọc giả những thông tin cơ bản quy định về Suất tái định cư tối thiểu và điều kiện để được hưởng quyền lợi này thông qua bài viết dưới đây.

1. Suất tái định cư tối thiểu là gì?

NPLaw sẽ giúp bạn định nghĩa về suất tái định cư ngay sau đây:

Tái định cư là việc nhà nước bố trí, sắp xếp chỗ ở cho người sử dụng đất có đất thu hồi hoặc nhà nước, doanh nghiệp thực hiện khi cải tạo, xây dựng nhà chung cư. 

Căn cứ  tại Khoản 1, Điều 27 Nghị định 47/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung năm 2020 chúng ta có thể hiểu “suất tái định cư tối thiểu” sẽ được quy đổi bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư.

2. Điều kiện được hưởng suất tái định cư khi bị thu hồi đất

Để được hưởng suất tái định cư khi bị thu hồi đất thì cần những điều kiện sau:

Căn cứ tại điểm a Khoản 1 Điều 79 Luật đất đai năm 2013 sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở thì hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền.

Bên cạnh đó, tại điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung năm 2020 cũng có quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Cụ thể, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư.

Như vậy, điều kiện để được hưởng suất tái định cư là việc thu hồi đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại không đủ điều kiện để ở mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư. 

3. Quy định về suất tái định cư tối thiểu

NPLaw xin thông tin đến bạn về quy định suất tái định cư tối thiểu như sau:

Hiện nay, quy định về suất tái định cư tối thiểu được điều chỉnh trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật đất đai các Quyết định của các cơ quan có thẩm quyền. 

Ví dụ, tại Điều 29 Quyết định 10/2017/QĐ-UBND quy định nội dung thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định về suất tái định cư tối thiểu của Hà Nội như sau:

a) Đối với các khu vực, các dự án thực hiện việc bồi thường, giao tái định cư bằng đất ở thì diện tích suất tái định cư tối thiểu bằng diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương do Ủy ban nhân dân Thành phố quy định;

b) Đối với các khu vực, các dự án thực hiện việc bồi thường, giao tái định cư bằng căn hộ chung cư thì diện tích suất tái định cư tối thiểu bằng 30m2.”

3.1. Suất tái định cư tối thiểu khi tiến hành bồi thường thu hồi đất được quy định thế nào?

Suất tái định cư tối thiểu khi tiến hành bồi thường thu hồi đất được quy định cụ thể theo từng trường hợp tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 27 Nghị định 47/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung năm 2020:

“2. Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương và diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở tại nơi bố trí tái định cư.”

Hơn nữa, quy định tại khoản 3 Điều này cũng nêu rõ căn cứ vào quy định về suất tái định cư tối thiểu và tình hình cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) quy định suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở nhà ở, bằng nhà ở và bằng tiền.

4. Các câu hỏi thường gặp về suất tái định cư tối thiểu

Tái định cư là vấn đề luôn khiến người người đau đầu, dưới đây sẽ những thắc mà các bạn thường gặp phải mà NPLaw sẽ giúp bạn giải đáp.

4.1 Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ gồm những khoản nào?

Căn cứ quy định tại Điều 32 Nghị định 47/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung năm 2020 thì kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ gồm: “Tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với đất thu hồi để thực hiện dự án đầu tư, chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các khoản chi phí khác.”

Việc xác định tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.2 Tái định cư được hỗ trợ những kinh phí gì?

Tái định cư là hình thức hỗ trợ về đời sống của Nhà nước khi thực hiện chính sách thu hồi đất của người dân. Tùy thuộc vào diện tích đất bị thu hồi và quỹ đất hiện có của Nhà nước, người dân sẽ được bồi thường số lượng suất tái định cư phù hợp hoặc có thể hỗ trợ bằng tiền, tùy vào từng trường hợp cụ thể.

4.3 Diện tích tối thiểu của suất tái định cư là bao nhiêu?

Căn cứ quy định của Luật đất đai hiện hành hay Nghị định 47/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung năm 2020 hướng dẫn thì cũng chưa thể nắm rõ được diện tích tối thiểu của suất tái định cư là bao nhiêu. Tuy nhiên, tại Khoản 3 Điều 27 Nghị định này đã dẫn chiếu đến quy định riêng của từng địa phương, qua đó sẽ tùy vào tình hình cụ thể của mỗi địa phương mà sẽ có quy định về mức diện tích tối thiểu của một suất tái định cư là như thế nào.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp