Khởi kiện thừa kế đất đai chủ yếu xảy ra giữa những người có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng. Tranh chấp về chia thừa kế đất đai trên thực tế khá phức tạp dẫn tới nhiều tranh chấp người dân không thể tự mình thực hiện. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu những quy định về thủ tục khởi kiện thừa kế đất đai thông qua bài viết dưới đây.
- Thời hiệu khởi kiện vụ án chia thừa kế nhà đất
Để xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế đất đai, cần nắm vững quy định về thời hiệu khởi kiện tại Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Điều 149 và Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
- Thẩm quyền của Toà án giải quyết khởi kiện đất đai
Theo quy định tại Điều 35, Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế đất đai nếu tranh chấp đó không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, không cần phải thực hiện ủy thác tư pháp; Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế nếu tranh chấp đó có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải thực hiện ủy thác tư pháp; giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện nhưng Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
Về nội dung này, cần lưu ý, tranh chấp chia di sản thừa kế là bất động sản (theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015) thì Tòa án nơi có bất động sản giải quyết và không phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hòa giải theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự.
- Thủ tục khởi kiện thừa kế đất đai và thụ lý vụ án
Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định người khởi kiện thừa kế đất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
(Nếu không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì người kiện phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền khởi kiện của mình).
Căn cứ khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu theo đúng quy định Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Bước 2: Nộp và thụ lý
* Hình thức nộp đơn
Người khởi kiện thừa kế đất đai nộp đơn đến Tòa án bằng một trong các hình thức sau:
* Tiếp nhận và thụ lý
Thẩm phán dự tính tiền tạm ứng án phí phải nộp, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự (xem trong giấy báo nếu có), sau khi nộp xong thì nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Sau khi nhận được biên lai, Thẩm phán thụ lý vụ án và ghi vào sổ thụ lý.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm tranh chấp thừa kế đất đai không quá 04 tháng, vụ án phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Bước 4: Xét xử sơ thẩm
Nếu vụ án không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.
- Thứ nhất, khi khởi kiện việc phân chia di sản thừa kế đất đai người khởi kiện phải làm rõ các nội dung sau trong hồ sơ khởi kiện để được Tòa án xem xét và chấp nhận giải quyết
- Thứ hai, tranh chấp thừa kế đất đai không phải hòa giải tại UBND cấp xã.
Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013, chỉ tranh chấp đất đai (tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất) mới bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn nơi có đất. Còn tranh chấp chia thừa kế đất đai là một loại tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thì không bắt buộc phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn.
Nói cách khác, tranh chấp chia di sản thừa kế nhà đất được khởi kiện luôn tại Tòa án nhân dân. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao như sau:
“Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”.
- Thứ ba, sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
Lựa chọn dịch vụ tư vấn thủ tục khởi kiện thừa kế đất đai rất cần khi thiết gặp phải những tranh chấp liên quan đến thừa kế đất đai. Những lý do sau đây chứng minh rằng quý khách nên lựa chọn dịch vụ khởi kiện vụ án về thừa kế đất đai:
Quý khách có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn thừa kế thừa kế đất đai trọn gói hoặc chỉ một vài hạng mục công việc. Các Luật sư giàu kinh nghiệm của NPLaw sẽ thực hiện công việc theo quy trình chuẩn mực tiết kiệm chi phí và giảm tối đa thời gian thực hiện cho khách hàng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn