Giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển được quy định như thế nào? để tài biển hoạt động thì yêu cầu có khá nhiều giấy tờ, vậy các giấy tờ đó là những giấy tờ gì? Dựa vào đâu để biết được tàu nào cần những giấy tờ nào cho phù hợp?
Bộ Luật Hàng hải Việt Nam yêu cầu tàu biển Việt Nam bắt buộc phải được phân cấp, kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận an toàn, an ninh và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trước khi đăng ký hoạt động. Việc phân cấp, kiểm tra do Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc một tổ chức Ðăng kiểm nước ngoài được Cục Đăng kiểm Việt Nam uỷ quyền thực hiện. Nhưng hiện nay việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển nhiều người vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Quy định của pháp luật về Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển như sau:
Tàu biển phải có Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bản chính của các giấy chứng nhận này phải mang theo tàu trong quá trình tàu hoạt động. Trường hợp giấy chứng nhận được cấp theo phương thức điện tử thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường phải ghi rõ thời hạn có hiệu lực. Thời hạn này được kéo dài thêm nhiều nhất là 90 ngày, nếu tàu biển thực sự không có điều kiện đến nơi được chỉ định để kiểm định và điều kiện kỹ thuật của tàu biển trong thực tế vẫn bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Thời hạn được kéo dài này kết thúc ngay khi tàu biển đến cảng được chỉ định để kiểm định.
Các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường mất hiệu lực nếu tàu biển có những thay đổi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Trường hợp có căn cứ cho rằng tàu biển không bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, Thanh tra hàng hải, Cảng vụ hàng hải có quyền tạm đình chỉ hoạt động của tàu biển, tự mình hoặc yêu cầu tổ chức đăng kiểm Việt Nam kiểm định kỹ thuật của tàu biển.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển như sau:
- Tờ khai cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo mẫu;
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đối với trường hợp bị rách nát, hư hỏng; trường hợp tàu đang hoạt động trên biển hoặc đang ở nước ngoài thì có thể sử dụng bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhưng chủ tàu phải cam kết và nộp bản gốc trong vòng 30 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký mới được cấp.
- Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển; Giấy chứng nhận dung tích tàu biển; Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
- Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước; tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
- Chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp bản sao hộ chiếu.
Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định.
Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này
Bước 2: Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Bước 3: Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.
1. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 171/2016/NĐ-CP thì việc đăng ký tàu biển do Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện.
2. Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển là bao lâu
Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa đối với loại tàu biển mà đội tàu biển Việt Nam chưa có là 01 năm.
3. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển có thời hạn không?
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định đăng ký tàu biển không thời hạn là việc đăng ký tàu biển khi tàu biển đó có đủ các Điều kiện quy định tại Điều 20 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015 và các quy định tại Nghị định này.
4. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển là bao nhiêu?
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển là 50.000 đồng/ giấy chứng nhận
Trên đây là những thông tin xoay quanh thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn