Vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước biển nói riêng luôn là mối quan tâm của các nhà làm luật Việt Nam. Việc ban hành các quy định pháp luật, chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm và nghĩa chung của các cá nhân, tổ chức. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề này? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Pháp luật hiện hành không định nghĩa chính xác về môi trường biển, tuy nhiên theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020 có giải thích môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
Như vậy môi trường biển có thể hiểu là vùng bao gồm các đại dương, các biển và các vùng ven biển tạo thành một tổng thể, một phần cơ bản của hệ thống duy trì cuộc sống toàn cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững.
Môi trường nước biển khác với môi trường nước ở đất liền như sau:
Căn cứ tại Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường 2020, quy định bảo vệ môi trường nước biển bao gồm các nội dung như sau:
Doanh nghiệp có trách nhiệm bảo vệ môi trường thông qua các cam kết và hành động cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất, kinh doanh đến hệ sinh thái, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững.
- Xử lý nước thải đúng cách là một trong những biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ môi trường nước. Doanh nghiệp cần đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải hiện đại để loại bỏ các chất ô nhiễm trước khi thải ra môi trường thông qua việc ứng dụng công nghệ xử lý nước thải hiệu quả.
- Tái sử dụng nước trong quá trình sản xuất không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên nước mà còn giảm lượng nước thải phát sinh. Doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp như:
- Giảm thiểu lượng chất thải phát sinh và quản lý chất thải một cách hiệu quả. Doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp như:
- Nâng cao nhận thức và đào tạo nhân viên: Doanh nghiệp cần tổ chức các chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nước và các biện pháp cụ thể để thực hiện.
- Tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường quốc gia và quốc tế, và hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng để thực hiện các dự án bảo vệ nguồn nước.
Trường hợp gây ô nhiễm môi trường nước biển thì doanh nghiệp có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi. Cụ thể:
- Xử lý vi phạm hành chính: Doanh nghiệp có hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển thì theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, tùy vào hành vi vi phạm cụ thể (chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự), doanh nghiệp sẽ phải chịu mức phạt tương ứng, ngoài ra doanh nghiệp có thể phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
- Xử lý hình sự: Doanh nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây ô nhiễm môi trường quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 (sđ, bs 2017) nếu thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
Tại khoản 1 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì các nguồn thải vào môi trường nước biển phải được điều tra, đánh giá và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Tại Điều 46 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định:
- Chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trên đất liền trước khi thải xuống biển phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Việc bố trí các điểm xả nước thải đã được xử lý xuống biển phải được xem xét trên cơ sở điều kiện tự nhiên của khu vực xả nước thải; các điều kiện động lực, môi trường, sinh thái và đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên và hiện trạng khai thác, sử dụng vùng biển.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên vùng đất ven biển và trên hải đảo phải có đầy đủ phương tiện, thiết bị xử lý chất thải bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; phải định kỳ báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hiện trạng xử lý và xả chất thải ra biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nguồn ô nhiễm từ các lưu vực sông ra biển phải được điều tra, đánh giá và kiểm soát chặt chẽ.
Pháp luật hiện hành không quy định các ngành nghề bị cấm để tránh gây ảnh hưởng đến môi trường nước biển, mà chỉ quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường tại Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
- Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Che giấu, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ôzôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ôzôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
- Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Như vậy, khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các ngành nghề mà có thực hiện các hành vi nêu trên thì có thể sẽ thuộc vào trường hợp ngành nghề bị cấm để tránh gây ảnh hưởng đến môi trường nước biển.
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, doanh nghiệp có hành vi xả nước thải gây ô nhiễm môi trường có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 36 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng - 1 tỷ đồng.
Ngoài ra, nếu hành vi xả thải trực tiếp ra môi trường nước biển gây ô nhiễm thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội gây ô nhiễm môi trường quy định tại Điều 235 BLHS 2015 (sđ, bs 2017). Theo đó, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền đến 3 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 7 năm.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về môi trường nước biển mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn