Hiện nay nhiều doanh nghiệp thành lập công ty con cấp 1. Vậy quy định pháp luật về công ty con cấp 1 như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Công ty con cấp 1 có tầm quan trọng đặc biệt đối với công ty mẹ, giúp công ty mẹ mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh và hiệu quả quản lý. Cụ thể, công ty con cấp 1 giúp công ty mẹ:
Quy định pháp luật liên quan đến công ty con cấp 1 như sau:
Căn cứ Điều 2 Thông tư 202/2014/TT-BTC thì công ty con cấp 1 được hiểu là công ty con bị công ty mẹ kiểm soát trực tiếp thông qua quyền biểu quyết trực tiếp của công ty mẹ.
Căn cứ Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định điều kiện để trở thành công ty con cấp 1 như sau:
Như vậy, để trở thành công ty con cấp 1, một công ty cần đáp ứng hai điều kiện về quyền sở hữu và quyền kiểm soát.
Căn cứ Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con như sau:
- Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập.
- Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
- Người quản lý công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
- Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 01% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
- Trường hợp hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con bị thiệt hại.
Căn cứ Điều 2 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định sự khác biệt giữa hai công ty con như sau:
- Công ty con cấp 1 là công ty con bị công ty mẹ kiểm soát trực tiếp thông qua quyền biểu quyết trực tiếp của công ty mẹ.
- Còn công ty con cấp 2 là công ty con bị công ty mẹ kiểm soát gián tiếp thông qua các công ty con khác.
Theo điểm a khoản 5 Điều 9 Thông tư 202/2014/TT-BTC thì công ty mẹ có thể nắm giữ trực tiếp quyền biểu quyết ở công ty con thông qua số vốn công ty mẹ đầu tư trực tiếp vào công ty con.
Như vậy, công ty mẹ được phép biểu quyết trực tiếp tại công ty con cấp 1
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 56 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về khoản lợi thế thương mại phát sinh khi mua công ty con như sau:
- Khoản lợi thế thương mại phát sinh ban đầu khi mua công ty con sẽ không thay đổi trước và sau khi tái cấu trúc trên Báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn. Công ty mẹ phải điều chỉnh chênh lệch giữa khoản lợi thế thương mại (nếu có) phát sinh trên Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty con cấp 1 về mức ban đầu nếu sử dụng Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty con cấp 1 để hợp nhất với toàn tập đoàn.
Như vậy, khoản lợi thế thương mại phát sinh ban đầu khi mua công ty con sẽ không thay đổi trước và sau khi tái cấu trúc trên Báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn.
Công ty mẹ phải điều chỉnh chênh lệch giữa khoản lợi thế thương mại (nếu có) phát sinh trên Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty con cấp 1 về mức ban đầu nếu sử dụng Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty con cấp 1 để hợp nhất với toàn tập đoàn.
Cũng tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con mà theo khoản 1 Điều 196 Luật Doanh Nghiệp 2020, thì công ty mẹ sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu trong quan hệ với công ty con. Vậy nên, trong quá trình công ty mẹ bị giải thể thì công ty con sẽ phải đối mặt với một số vấn đề dưới đây:
Trường hợp 1: Xử lý phần góp vốn của công ty mẹ ở công ty con. Khi công ty mẹ giải thể thì phần góp vốn của công ty mẹ sẽ được chuyển nhượng lại cho một cá nhân khác hoặc cũng có thể yêu cầu công ty mua lại. Căn cứ vào điểm c khoản 4 Điều 53 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định: “3. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật này trong các trường hợp sau đây: c) Thành viên là tổ chức đã giải thể hoặc phá sản”.
Trường hợp 2: Công ty mẹ là thành viên hay cổ đông thì trong quá trình giải thể dẫn tới công ty con không có đủ thành viên thì bắt buộc phải tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình công ty cho phù hợp. Nếu trong 6 tháng liên tục từ ngày giải thể mà công ty vẫn chưa đủ thành viên thì phải tiến hành giải thể.
Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài công ty con cấp 1. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về công ty con cấp 1, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn