Do nhu cầu của xã hội ngày càng tăng, việc mua bán diễn ra thường xuyên và hằng ngày trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, do việc thiếu hiểu biết pháp luật dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn cho cả người bán lẫn người mua.
Vậy chuộc lại tài sản là gì? Quy định về chuộc lại tài sản theo Bộ luật dân sự hiện hành như thế nào? Sau đây, NPLAW sẽ tư vấn giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng.
Trong xã hội hiện đại, nhu cầu chuộc lại tài sản ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh chóng và các vấn đề tài chính, pháp lý ngày càng phức tạp. Từ việc tài sản bị tạm giữ bởi cơ quan chức năng, cho đến việc các khoản nợ không được thanh toán dẫn đến việc tài sản bị thu hồi, nhiều cá nhân và tổ chức đối diện với tình huống phải sử dụng quyền chuộc lại tài sản để bảo vệ quyền lợi của mình.
Chuộc lại tài sản là dùng tiền, của để đổi, lấy lại những tài sản thuộc sở hữu của mình mà vì lí do nhất định, tài sản đó đang được người khác nắm giữ, chiếm giữ.
Căn cứ theo Điều 454 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chuộc lại tài sản đã bán như sau:
“1. Bên bán có thể thỏa thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại.
Thời hạn chuộc lại tài sản do các bên thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì thời hạn chuộc lại không quá 01 năm đối với động sản và 05 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm giao tài sản, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Trong thời hạn này, bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý. Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."
Như vậy, trong trường hợp hai bên làm hợp đồng mua bán tài sản có điều kiện chuộc lại thì trong thời hạn chuộc lại do các bên thỏa thuận hoặc nếu không thoả thuận là 01 năm với động sản và 05 năm đối với bất động sản, người bán vẫn có đầy đủ căn cứ pháp lý để có thể thực hiện việc chuộc lại tài sản.
3. Bên mua có bán tài sản khi thời gian chuộc lại tài sản vẫn còn không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 454 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trong thời hạn chuộc lại, bên mua không được xác lập giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản cho chủ thể khác và phải chịu rủi ro đối với tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Như vậy, bên mua không được quyền bán tài sản khi thời gian chuộc lại tài sản vẫn còn.
Theo Khoản 1, Điều 454, Bộ luật dân sự 2015 thì bên bán có thể thỏa thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại.
Như vậy, để chuộc lại tài sản đã bán theo quy định trên thì chủ cũ cần đáp ứng được điều kiện là:
Có hợp đồng mua bán tài sản: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Khi giao kết hợp đồng mua bán tài sản có thỏa thuận việc chuộc lại tài sản: Việc thỏa thuận điều kiện chuộc lại do hai bên thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. Thỏa thuận này sẽ được thể hiện rõ trong hợp đồng mua bán. Trường hợp không có thoả thuận từ trước, hai bên có thể thỏa thuận sau đó (nếu bên mua đồng ý).
Việc chuộc lại phải nằm trong thời hạn chuộc lại: Thời hạn chuộc lại có thể được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc dựa theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, chủ cũ tài sản có thể đòi lại tài sản khi căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ và phải đáp ứng được các điều kiện sau:
Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.
Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán
theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo đó việc bảo lưu quyền sở hữu tài sản chỉ chấm dứt trong các trường hợp sau:
Như vậy, nếu đáp ứng được các điều kiện về một trong hai căn cứ là “ thỏa thuận chuộc lại tài sản” hoặc “bảo lưu quyền sở hữu” thì chủ cũ của tài sản có thể chuộc ( đòi) lại tài sản đã bán.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 454 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chuộc lại tài sản đã bán như sau: Bên bán có thể thỏa thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại.
Thời hạn chuộc lại được quy định tại Khoản 1 Điều 454, Bộ luật dân sự 2015 là:
Theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 thì người nào nhặt được của rơi (phát hiện tài sản do người khác đánh rơi) mà biết được địa chỉ của người đánh rơi thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó.
Nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi thì người nhặt được của rơi phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Căn cứ theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bổ sung năm 2017, hành được của rơi được của rơi và đòi tiền chuộc mới trả lại có thể bị truy cứu hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản. Cụ thể: khi chủ sở hữu tài sản đánh rơi yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật mà người nhặt được của rơi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu và đòi tiền chuộc mới trả lại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội chiếm giữ trái phép tài sản với hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm khi tài sản chiếm giữ có trị giá:
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề chuộc lại tài sản. Trường hợp Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến người bán giao thừa hàng hóa, hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn