Hợp đồng cho ở nhờ là một trong những loại hợp đồng được quan tâm lớn trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Thông qua bài viết này, NPLaw mong muốn có thể đem lại cho Quý Khách hàng những kiến thức pháp lý cần thiết về hợp đồng cho ở nhà.
Hợp đồng cho ở nhờ có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ văn bản tay đến hợp đồng điện tử, khiến việc thống kê trở nên khó khăn hơn. Hiện nay, Việt Nam chưa có hệ thống thống kê chi tiết về các loại hợp đồng dân sự, đặc biệt là hợp đồng cho ở nhờ, tuy nhiên chúng ta có thể khẳng định việc giao kết hợp đồng cho ở nhờ vẫn đang diễn ra phổ biến trong cuộc sống. Hầu hết các hợp đồng cho ở nhờ được thực hiện giữa các cá nhân, thường mang tính chất gia đình, bạn bè, nên việc đăng ký và thống kê là rất hạn chế.
Hợp đồng cho ở nhờ là một loại hợp đồng dân sự, là văn bản thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập quan hệ cho ở nhà ở, trong đó có một bên có nhà cho ở nhờ và một bên có nhu cầu sử dụng nhà ở để ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
Hiện nay không có quy định riêng biệt về nội dung của hợp đồng cho ở nhờ. Tuy nhiên, tham khảo quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng cho ở nhờ có thể ghi nhận các nội dung như sau:
“2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp”
Như vậy, nội dung của hợp đồng cho ở nhờ cần phải thể hiện thông tin của bên cho ở nhờ, bên ở nhờ, thông tin ngôi nhà cho ở nhờ và các nội dung khác như quy định nêu trên.
Khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
“2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”.
Đồng thời, Luật Nhà ở hoặc các văn bản pháp luật khác đều không quy định bắt buộc phải công chứng hợp đồng cho ở nhờ.
Như vậy, về nguyên tắc, hợp đồng cho ở nhờ không cần công chứng.
Điều 117 và khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự ghi nhận không bắt buộc phải tiến hành công chứng, chứng thực, trừ trường hợp luật có quy định.
Điều 164 Luật Nhà ở 2023 chỉ quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đối với một số trường hợp, trong đó không bao gồm trường hợp cho ở nhờ, cụ thể như sau:
“1. Trường hợp mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở thì phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hoàn thành việc công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực”.
Như vậy, các bên có thể giao kết hợp đồng cho ở nhờ bằng giấy tay.
Như giải thích tại phần đầu bài viết này, hợp đồng cho ở nhờ là văn bản xác lập quan hệ ở - cho ở giữa các bên, không làm thay đổi quyền sở hữu bất động sản hay quyền sử dụng đất của bên cho ở nhờ. Do đó, sau khi xác lập hợp đồng cho ở nhờ, bên cho ở nhờ vẫn là chủ sở hữu nhà, tài sản trên đất.
Như vậy, trường hợp hợp đồng cho ở nhờ mất vẫn không làm mất đi quyền sở hữu nhà.
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định pháp luật. Các quy định pháp luật hiện hành không yêu cầu bắt buộc công chứng hoặc lập vi bằng khi giao kết hợp đồng cho ở nhờ. Do đó, về nguyên tắc, việc lập vi bằng khi lập hợp đồng cho ở nhờ là không bắt buộc.
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hạn chế rủi ro khi giao kết hợp đồng viết tay mà không được công chứng, chứng thực, các bên có thể xem xét lập vi bằng khi giao kết hợp đồng cho ở nhờ.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu pháp lý hợp đồng cho ở nhờ của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, thương mại sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về hợp đồng cho ở nhờ. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn