Quy định pháp luật về kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản

Đánh bắt thủy hải sản là nghề truyền thống lâu đời của ngư dân Việt Nam. Hoạt động ngư nghiệp sao cho hiệu quả bền vững và lâu dài cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật của Việt Nam cũng như quốc tế đảm bảo giữ gìn và phát huy những lợi thế của quốc gia ven biển.

Vậy thực trạng kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật về kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản hiện hành ra sao? Có những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản?     

Để giải đáp vướng mắc này, Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:

I. Thực trạng kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản hiện nay

Kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản là một ngành đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, có tính ổn định, bền vững tuy nhiên tình trạng khai thác quá mức đã và đang diễn ra đến hậu quả nguồn lợi hải sản đang dần bị cạn kiệt, từ đó đời sống của nhiều ngư dân gặp nhiều khó khăn. Điều cấp thiết nhất là hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động khai thác hải sản theo hướng bền vững. Đây là công cụ quan trọng nhất để đảm bảo hoạt động kinh doanh đánh bắt hải sản đem lại giá trị hiệu quả nhất cũng như bảo vệ được môi trường.

Quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản

II.  Quy định của pháp luật về  kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản

Quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản như sau:

1. Khái niệm hoạt động đánh bắt hải sản

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể giải thích khái niệm hoạt động đánh bắt hải sản là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản, hoạt động đánh bắt hải sản là việc thực hiện khai thác nguồn lợi hải sản trên biển thông qua việc sử dụng ngư cụ, tàu thuyền và trang thiết bị trên tàu .

2. Quản lý Vùng khai thác thủy sản

Việc quản lý vùng khai thác thuỷ sản được quy định tại Điều 48 Luật Thuỷ sản 2017 như sau:

-Chính phủ quy định vùng biển khai thác thủy sản bao gồm vùng ven bờ, vùng lộng 

và vùng khơi; hoạt động của tàu cá trên các vùng biển.

-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý khai thác thủy sản tại vùng khơi.

-Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quản lý khai thác thủy sản tại vùng ven bờ, vùng lộng và khai thác thủy sản nội địa trên địa bàn.

3. Hạn ngạch Giấ y phép khai thác thủy sản trên biển  

Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển được quy định tại Điều 49 Luật Thuỷ sản 2017 như sau:

-Căn cứ xác định hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển bao gồm:

+ Kết quả điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản;

+ Xu hướng biến động nguồn lợi thủy sản;

+ Tổng sản lượng thủy sản tối đa cho phép khai thác bền vững;

+ Cơ cấu nghề, đối tượng khai thác, vùng biển khai thác;

+ Trường hợp khai thác loài thủy sản di cư xa hoặc loài thủy sản có tập tính theo đàn phải căn cứ các yếu tố trên và sản lượng cho phép khai thác theo loài. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định loài được quy định tại điểm này.

- Trên cơ sở căn cứ xác định  hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, giao hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Trên cơ sở căn cứ xác định  hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng ven bờ và vùng lộng thuộc phạm vi quản lý.

- Hạn ngạch giấy phép được công bố, điều chỉnh 60 tháng một lần. Trong trường hợp có biến động về nguồn lợi thủy sản trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản theo chuyên đề, điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh sản lượng cho phép khai thác theo loài.

 Trường hợp kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản cần phải xin cấp Giấy phép

4. Trường hợp kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản cần phải xin cấp Giấy phép

Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản. (Theo Khoản 1 Điều 50 Luật Thuỷ sản 2017)

5. Điều kiện cấp Giấy phép khai thác thủy sản

Căn cứ Khoản 2 Điều Điều 50 Luật Thuỷ sản 2017 quy định điều kiện cấp Giấy phép khai thác thủy sản như sau:

-Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;

- Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;

- Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;

- Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

-Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;

- Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;

-Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác; Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm; Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ; Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.

III. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản gồm:

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản

-  Khai thác thủy sản trong vùng cấm khai thác, trong thời gian cấm khai thác; khai thác, vận chuyển thủy sản cấm khai thác; khai thác loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định; sử dụng nghề, ngư cụ khai thác bị cấm;

- Khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;

- Khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác;

- Khai thác thủy sản vượt sản lượng theo loài, khai thác sai vùng, quá hạn ghi trong giấy phép;

- Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định liên quan đến khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Ngăn cản, chống đối người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Chuyển tải hoặc hỗ trợ cho tàu đã được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng;

- Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ hoặc không vận hành thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị giám sát hành trình theo quy định;

- Không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;

- Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp;

- Không ghi, ghi không đầy đủ, không đúng, không nộp nhật ký khai thác thủy sản, không báo cáo theo quy định;

- Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải là thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực;

- Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực.

(Theo Khoản 1 Điều 60 Luật Thuỷ sản 2017)

IV.  Một số câu hỏi thường gặp về kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản

Một số câu hỏi thường gặp về kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản như sau:

1. Kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 và khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014) thì doanh nghiệp hoạt động đánh bắt hải sản được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Sử dụng tàu cá có chiều dài 11 mét khai thác thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép khai thác thuỷ sản bị xử phạt như thế nào?

Sử dụng tàu cá có chiều dài 11 mét khai thác thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép khai thác thuỷ sản bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm. (Theo Khoản 2 Điều 5, Điểm a Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP)

V. Luật sư tư vấn về kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có đội ngũ Luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản với quy trình, công việc thực hiện gồm:

-Tiếp nhận thông tin khách hàng cần tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản;

- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản;

-Soạn thảo hồ sơ, đại diện, hỗ trợ cùng khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

-Nhận, thông báo và bàn giao kết quả cho khách hàng.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan