Thực trạng về lừa đảo mua tài khoản game online hiện nay? Quy định pháp luật về lừa đảo mua tài khoản game online? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu
Lừa đảo mua tài khoản game online là một vấn đề phổ biến ngày nay, khi người chơi thường xuyên đối mặt với rủi ro mất thông tin cá nhân và tài khoản. Các trang web không đáng tin cậy và cửa hàng trực tuyến không rõ nguồn gốc thường là điểm nổi bật của lừa đảo, hứa hẹn ưu đãi lớn để thu hút người mua.
Lừa đảo mua tài khoản game online là hành vi gian lận và lừa dối trong quá trình mua bán các tài khoản game qua các phương tiện trực tuyến. Thông thường, người chơi muốn sở hữu một tài khoản game có cấp độ cao, vật phẩm giá trị, hoặc các ưu đãi đặc biệt mà họ không thể đạt được thông qua việc chơi trực tiếp hoặc muốn tiết kiệm thời gian và công sức.
Dưới đây là một số hình thức lừa đảo mua tài khoản game online phổ biến hiện nay:
- Lừa đảo qua website giả mạo: Kẻ lừa đảo sẽ tạo ra một website giả mạo giống hệt website chính thức của nhà phát hành game. Sau đó, họ sẽ đăng tải các thông tin về chương trình khuyến mãi, tặng quà,... hấp dẫn nhằm thu hút người chơi. Khi người chơi truy cập vào website giả mạo và cung cấp thông tin tài khoản, mật khẩu,... thì kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt tài khoản của họ.
- Lừa đảo qua ứng dụng, phần mềm: Kẻ lừa đảo sẽ tạo ra các ứng dụng, phần mềm giả mạo ứng dụng, phần mềm của nhà phát hành game. Sau đó, họ sẽ cài đặt các ứng dụng, phần mềm này lên máy tính, điện thoại của người chơi. Khi người chơi sử dụng các ứng dụng, phần mềm này thì kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt tài khoản của họ.
- Lừa đảo qua mạng xã hội: Kẻ lừa đảo sẽ tạo ra các tài khoản giả mạo người chơi nổi tiếng, người chơi chuyên nghiệp,... Sau đó, họ sẽ kết bạn với người chơi và dụ dỗ người chơi mua tài khoản game giá rẻ. Khi người chơi chuyển tiền thì kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt tiền của họ mà không giao tài khoản game.
Tài khoản game là tài khoản đăng nhập của bạn khi chơi một game online nào đó. Tài sản được Bộ luật dân sự 2015 được quy định, bao gồm: Vật, Tiền, Giấy tờ có giá trị, Quyền tài sản. Có thể thấy rằng quy định của pháp luật hiện hành chưa thừa nhận tài khoản game là tài sản. Theo đó, các giao dịch có đối tượng là tài khoản game hay các vật phẩm ảo trong gmae không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
- Xử phạt hành chính trong trường hợp chưa đủ cấu thành tội phạm, căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
Mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
- Truy cứu trách nhiệm về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) khi lừa đảo mua tài khoản game thì chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử phạt đến 3 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT thì giữa những người chơi với nhau không được mua bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng. Ngoài ra, Điều 106 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt về việc mua bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo thuộc tài khoản game có thể bị phạt tiền đến 3 triệu đồng.
Như vậy, giao dịch mua bán tài khoản game không được xem là hợp pháp
Khoản 4 Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt…
Hồ sơ gồm có:
- Đơn trình báo công an;
- Chứng minh thư nhân dân của bị hại (bản sao công chứng);
- Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng);
- Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).
Việc mua bán tài khoản game có thể bị xử phạt theo điểm b khoản 3 điều 106 nghị định 15/2020 về: xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử với mức phạt từ 2 - 3 triệu đồng.
Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài lừa đảo mua tài khoản game online. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về lừa đảo mua tài khoản game online, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn