Hiện nay, vai trò của phòng khám bác sĩ gia đình ngày càng trở nên quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Phòng khám bác sĩ gia đình đóng vai trò là tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu, giúp giảm tải cho các bệnh viện lớn và cung cấp dịch vụ y tế tiếp cận hơn cho cộng đồng. Bác sĩ gia đình không chỉ chữa trị các bệnh lý thông thường mà còn theo dõi, quản lý các bệnh mãn tính và đưa ra những tư vấn sức khỏe phù hợp cho từng thành viên trong gia đình.
Vậy thực trạng liên quan đến mở phòng khám bác sĩ gia đình hiện nay như thế nào? Các quy định pháp luật liên quan đến mở phòng khám bác sĩ gia đình và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến mở phòng khám bác sĩ gia đình
Hiện nay, nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Việc mở phòng khám bác sĩ gia đình đang trở thành xu hướng phổ biến do nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà và các dịch vụ y tế dự phòng. Các phòng khám này không chỉ cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh thông thường mà còn hỗ trợ tư vấn và chăm sóc sức khỏe dài hạn cho cả gia đình.
Phòng khám bác sĩ gia đình là cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các thành viên trong gia đình, bao gồm khám bệnh, tư vấn sức khỏe, phòng bệnh và quản lý các bệnh mãn tính. Bác sĩ gia đình thường đóng vai trò là người tư vấn và hỗ trợ toàn diện về sức khỏe cho các bệnh nhân của mình.
Căn cứ khoản 4 điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP thì điều kiện để mở phòng khám bác sĩ gia đình bao gồm:
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Người trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sức khỏe phải có chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình;
+ Người làm việc chuyên môn của phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi chuyên môn hành nghề;
+ Ngoài các điều kiện quy định tại khoản này người hành nghề còn phải có giấy chứng nhận hoặc giấy xác nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu kỹ thuật chuyên môn.
Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-BYT thì chức năng và nhiệm vụ của khi mở phòng khám bác sĩ gia đình
- Chức năng: Cơ sở y học gia đình là cơ sở đầu tiên tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tư vấn, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh đa khoa theo nguyên lý y học gia đình cho cá nhân, hộ gia đình.
- Bác sĩ gia đình có các nhiệm vụ sau đây:
Căn cứ khoản 1 Điều 44, 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, thủ tục đề nghị cấp giấy phép mở phòng khám bác sĩ gia đình bao gồm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định
Thành phần hồ sơ được quy định chi tiết tại Khoản 1 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài (Bản sao);
– Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Bản sao);
– Giấy xác nhận quá trình công tác;
– Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm của những người hoạt động trong phòng khám (áp dụng đối với phòng khám trực thuộc công ty);
– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Phạm vi dự kiến hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh;
– Hợp đồng thu gom rác thải y tế nguy hại;
– Hệ thống xử lý nước thải đối với những phòng khám chuyên khoa có sử dụng hệ thống nước trong quá trình khám chữa bệnh
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nơi nộp hồ sơ: Sở Y tế.
Bước 3: Nhận kết quả
Thời hạn giải quyết: 45 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với hồ sơ hợp lệ.
Trong thời gian này, Giám đốc Sở Y tế sẽ thành lập đoàn thẩm định để thẩm định cấp Giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa cho doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất thẩm định, đoàn thẩm định sẽ lập Biên bản thẩm định thành 03 bản, trong đó có 01 bản lưu tại doanh nghiệp.
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2019/TT-BYT về việc bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa hệ lâm sàng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước và sau ngày Thông tư này có hiệu lực được khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình ngay sau khi đáp ứng một trong các trường hợp sau đây:
- Có một trong các văn bằng bác sĩ nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành y học gia đình.
- Có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 03 tháng.
- Có giấy chứng nhận theo học từng đợt học có các nội dung ghi trong giấy xác nhận hoặc tín chỉ hoặc chương trình đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình với tổng thời gian tối thiểu 3 tháng.
Đối với các bác sĩ đã thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được hoạt động và có trách nhiệm tham gia đào tạo lại, đào tạo liên tục để cập nhật kiến thức về y học gia đình tối thiểu 03 tháng.
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-BYT thì bác sĩ gia đình thực hiện các công việc khám chữa bệnh sau:
- Sơ cứu, cấp cứu;
- Khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tật, đặc biệt các bệnh dịch;
- Bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm;
- Chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh tại nhà đối với người bệnh theo danh mục quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trong:
+ Các gói dịch vụ y tế cơ bản quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế;
+ Danh mục kỹ thuật của tuyến 3, tuyến 4 quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, danh mục kỹ thuật;
+ Các kỹ thuật chuyên môn khác, ở tuyến cao hơn khi đủ điều kiện theo quy định.
Phạm vi hoạt động chuyên môn tối đa của cơ sở y học gia đình, bác sĩ gia đình bao gồm các dịch vụ, kỹ thuật quy định tại điểm này. Căn cứ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực thực tế (chứng chỉ hành nghề, văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình của người hành nghề) của từng cơ sở y học gia đình, Bộ Y tế, Sở Y tế xác định phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật phù hợp đối với từng cơ sở y học gia đình, phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sĩ gia đình thuộc thẩm quyền quản lý.
Liên hệ với luật sư khi mở phòng khám bác sĩ gia đình là một bước quan trọng và cần thiết. Luật sư có thể cung cấp tư vấn pháp lý chuyên sâu, giúp bạn hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến việc mở và vận hành phòng khám. CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan mở phòng khám bác sĩ gia đình gồm:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến mở phòng khám bác sĩ gia đình NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn