Trong suốt những năm trở lại đây, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và liên kết quốc tế diễn ra vô cùng sôi động và mạnh mẽ với tốc độ như vũ bão. Các nền kinh tế tác động đan xen lẫn nhau, liên kết lẫn nhau để đưa nền kinh tế thế giới ngày càng tiên tiến. Trước bối cảnh đó, xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế, các nước trong khu vực và trên thế giới đã nhanh chóng xây dựng một cộng đồng kinh tế riêng, tiến hành nhiều hoạt động giao thương hàng hóa và dịch vụ.
Trong đó, vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển. Vì vậy ngành vận tải đường biển đã trở thành ngành kinh doanh dịch vụ vô cùng tiềm năng. Việt Nam với lợi thế lớn để phát triển hình thức vận tải, có đường bờ biển dài chạy dọc theo lãnh thổ và có nhiều cảng biển lớn nhỏ khác nhau. Vấn đề nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng cũng là một vấn đề quan trọng. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây: Quy định của pháp luật về vấn đề nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng.
Mặc dù ra đời sớm nhất tuy nhiên cho đến ngày nay vận tải đường biển vẫn không lạc hậu, vai trò của vận tải đường biển trong đời sống con người ngày càng phát triển, các hoạt động kinh tế trên toàn cầu cũng không thể nào thay thế cho vai trò của vận tải đường biển. Vận tải đường biển nhìn chung mang đến khả năng giao lưu buôn bán quốc tế và thúc đẩy sự liên kết khu vực, góp phần mang đến sự thay đổi cơ cấu hàng hóa quốc tế.
Vận tải đường biển là hình thức vận tải an toàn, có khả năng vận chuyển được nhiều loại hàng hóa với kích thước siêu trọng. Và Việt Nam cũng là một đất nước đang phát triển, ngành vận tải đường biển mang đến cho nước ta nhiều cơ hội không nhỏ để giao lưu buôn bán trên thị trường quốc tế. Đây là một trong những Điều quan trọng giúp cho chúng ta ngày càng phát triển hơn nữa nền văn hóa và kinh tế. Vì vậy, trong những năm trở lại đây nhu cầu nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng diễn ra vô cùng phổ biến. Nhiều cá nhân và tổ chức đã ký kết các hợp đồng nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
Nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng được pháp luật quy định vô cùng nghiêm ngặt. Các doanh nghiệp hoạt động trong vấn đề nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng cần phải xin giấy phép liên quan tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, ngành công nghiệp tàu thủy vẫn đang phát triển thì hoạt động nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng vẫn là một nội dung vô cùng phổ biến. Hoạt động nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng là một trong những chế định không thể thiếu của pháp luật nước ta, có chức năng tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, tạo Điều kiện cho ngành tàu thủy Việt Nam vươn tầm thế giới.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP, có quy định về đối tượng được phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng. Theo đó: Đối tượng được phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể của Chính phủ về nhập khẩu và phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 82/2019/NĐ-CP có quy định về đối tượng áp dụng của văn bản pháp luật này: Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ và hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
Tóm lại, đối tượng nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng được xác định là các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ và hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 82/2019/NĐ-CP, tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
-Chủ sở hữu tàu biển có văn bản xác nhận và phải chịu trách nhiệm về việc cam kết tàu biển đó không đang trong tình trạng thể chất hoặc khiếu nại hàng hải;
-Không được hoán cải, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng, đồng thời không được chuyển nhượng, mua hoặc bán lại.
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 82/2019/NĐ-CP, có quy định về thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng. Theo đó:
Bước 1: Doanh nghiệp khi muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng cần phải nộp cho cơ quan hải quan một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá vỡ, trong đó bao gồm 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;
- Quyết định của doanh nghiệp và việc mua tàu biển đã qua sử dụng, trong đó bao gồm 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;
- Hợp đồng mua bán tàu biển đã qua sử dụng, trong đó bao gồm 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;
- Biên bản giao nhận tàu biển đã qua sử dụng được ký kết giữa người bán giao và người nhận bàn giao, trong đó bao gồm 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
Bước 2: Căn cứ vào thành phần hồ sơ nhập khẩu tàu biển, căn cứ vào quy định của pháp luật về hải quan và quy định có liên quan khác, cơ quan hải quan cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng.
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP quy định về giới hạn tuổi tàu biển được đăng ký tại Việt Nam, thì pháp luật chỉ quy định về tuổi của tàu biển, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi phải giảm gì đâu mang cờ quốc tịch nước ngoài đã qua sử dụng khi thực hiện thủ tục đăng ký tại Việt Nam. Theo đó:
- Tàu khách, tàu ngầm, tàu lặn: có độ tuổi không quá 10 năm;
- Các loại tàu biển khác, kho chứa nổi, giàn di động: có độ tuổi không quá 15 năm;
- Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định nhưng không quá 20 năm, đồng thời cũng chỉ áp dụng đối với các loại tàu sau đây: chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, chở dầu hoặc kho chứa nổi.
Vì vậy, pháp luật không quy định giới hạn tuổi của tàu khi nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng tại Việt Nam.
Nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng còn phải chịu các loại thuế sau:
- Thứ nhất, thuế nhập khẩu. Đây là loại thuế đầu tiên phải nộp khi nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng.
- Thứ hai, thuế giá trị gia tăng. Hàng hóa được nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam thì cần phải chịu thuế giá trị gia tăng. Mục đích đánh thuế giá trị gia tăng là để tạo ra sự công bằng cho các loại hàng hóa được sản xuất và kinh doanh trong nước.
- Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt. Người nhập khẩu cần phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nếu thuộc các hàng hóa được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 2 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008.
Vấn đề nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng mặc dù phổ biến nhưng không phải là một vấn đề dễ dàng. Vì vậy, để đảm bảo tính pháp lý trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng thì cần thiết liên hệ với luật sư. CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ chúng tôi là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng:
-Tư vấn về quy định pháp luật liên quan đến nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng.
-Hỗ trợ chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép về nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng.
-Tư vấn về quy trình và thủ tục cấp giấy phép về nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng.
-Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước để xin cấp phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng.
Cập nhật thông tin pháp lý mới nhất liên quan đến nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn