Đăng ký việc giao dịch ngoại tệ là hoạt động quan trọng nhằm quản lý và kiểm soát các hoạt động trao đổi, mua bán ngoại tệ trong nền kinh tế, đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp trong các giao dịch. Vậy quy định về đăng ký giao dịch ngoại tệ hiện nay như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc thực hiện giao dịch ngoại tệ trở nên ngày càng phổ biến và cần thiết đối với cả tổ chức và cá nhân. Để đảm bảo các hoạt động này diễn ra minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật, việc đăng ký giao dịch ngoại tệ đã trở thành một bước quan trọng không thể bỏ qua. Đăng ký giao dịch ngoại tệ không chỉ giúp các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện các giao dịch quốc tế một cách hợp pháp mà còn góp phần bảo vệ quyền lợi và giảm thiểu rủi ro pháp lý.
Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 12/2016/TT-NHNN: “Đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước các thông tin về nhà đầu tư, vốn đầu tư, tài khoản vốn đầu tư mở tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện hoạt động đầu tư tại nước ngoài và tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền ra nước ngoài theo quy định tại Thông tư này”.
Như vậy, đăng ký việc giao dịch ngoại tệ là quá trình nhà đầu tư đăng ký với Ngân hàng Nhà nước để được phép thực hiện hoạt động đầu tư tại nước ngoài.
Theo Điều 5 Thông tư 12/2016/TT-NHNN, để đăng ký giao dịch ngoại tệ, nhà đầu tư cần đáp ứng điều kiện:
-Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Chương III Thông tư này
-Nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án.
-Trường hợp dự án đầu tư ở nước ngoài có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, mỗi nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt để chuyển vốn ra nước ngoài trong phạm vi tổng vốn đầu tư và tỷ lệ phần vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Điều 9 Thông tư 12/2016/TT-NHNN quy định hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài gồm có:
-Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài
-Bản sao Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
-Bản sao tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của nhà đầu tư về tính chính xác của bản sao và bản dịch) văn bản chấp thuận hoặc cấp phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
-Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư trong đó nêu rõ số tài khoản, loại ngoại tệ.
-Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với trường hợp đã chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
-Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
Khoản 1 Điều 5 Thông tư 12/2016/TT-NHNN quy định: “Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Chương III Thông tư này trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này”.
Do vậy, nhà đầu tư phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hợp trước khi đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 12/2016/TT-NHNN: “Nhà đầu tư phải đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với ngân hàng Nhà nước”
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền trong việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại tệ. Các ngân hàng thương mại cũng có vai trò hỗ trợ trong việc thực hiện các giao dịch này.
Theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 20/2015/TT-NHNN: “Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của tổ chức trong trường hợp người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép của tổ chức”.
Như vậy, tổ chức sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài sẽ bị thu hồi Giấy phép trong trường hợp người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ.
Hành vi thu, đổi ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ là hành vi trái pháp luật. Theo Nghị định 88/2019/NĐ-CP, hành vi Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ sẽ bị xử phạt dựa theo giá trị ngoại tệ như sau:
-Phạt cảnh cáo: ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
-Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng: ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) hoặc dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
-Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương)
-Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng: ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).
Như vậy, cơ sở kinh doanh vàng không đăng ký việc giao dịch ngoại tệ nhưng thực hiện đổi ngoại tệ thì bị xử lý thấp nhất là cảnh cáo hoặc phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định đăng ký việc giao dịch ngoại tệ hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn