Trong lĩnh vực hàng hải, việc sửa chữa tàu thuỷ đóng vai trò quan trọng không chỉ để bảo dưỡng mà còn để đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành. Để bảo vệ quyền lợi của các bên, hợp đồng sửa chữa tàu thuỷ được lập ra như một thỏa thuận pháp lý, quy định rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi giữa chủ tàu và đơn vị sửa chữa.
Hợp đồng sửa chữa tàu thủy là một thỏa thuận giữa hai bên, trong đó một bên (thường là chủ tàu) giao cho bên kia (nhà thầu sửa chữa) thực hiện việc sửa chữa, bảo trì hoặc nâng cấp tàu thủy.
Hợp đồng sửa chữa tàu thuỷ không chỉ đảm bảo cho quá trình sửa chữa diễn ra suôn sẻ mà còn giúp bảo vệ quyền lợi pháp lý cho cả hai bên, đồng thời tạo điều kiện đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình vận hành tàu thuỷ sau khi sửa chữa.
Theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.
Theo quy định trên, hợp đồng sửa chữa tàu thủy có thể thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị bằng chứng cao, tránh các tranh chấp về nội dung hợp đồng sau này, các bên nên lập hợp đồng sửa chữa tàu thủy bằng văn bản.
Theo khoản 1 Điều 398 Bộ luật dân sự 2015: “Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng”. Các bên được quyền thỏa thuận về nội dung hợp đồng sửa chữa tàu thủy. Thông thường, hợp đồng này sẽ bao gồm các điều khoản cơ bản như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG SỬA CHỮA TÀU THỦY
Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ...., chúng tôi gồm:
Công ty .............. (Bên A)
MSDN: .........
Trụ sở: ..........
Người đại diện theo pháp luật: ......... Chức vụ: ..........
Và:
Công ty .............. (Bên B)
MSDN: .........
Trụ sở: ..........
Người đại diện theo pháp luật: ......... Chức vụ: ..........
Hai bên đồng ý ký kết hợp đồng này với những điều khoản như sau:
Điều 1: Đối tượng của hợp đồng
Bên A đồng ý giao và Bên B đồng ý nhận sửa chữa tàu thuộc sở hữu của Bên A với các thông tin cụ thể như sau:
Điều 2: Yêu cầu về chất lượng sản phẩm
Yêu cầu: ..........
Yêu cầu: ..........
Điều 3: Vật tư và nghiệm thu
Về vật tư
Thời gian để cung cấp vật tư, phụ tùng là: ......... ngày kể từ ngày ........... đến ngày ...........
Về nghiệm thu
Điều 4: Thời gian sửa chữa
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của các bên
Bên A
Bên B
Điều 6: Chi phí và thanh toán
Điều 7: Bảo hành
Điều 8: Điều khoản chung
|
|
Khi xảy ra tranh chấp, các bên có thể thỏa thuận phương thức giải quyết thông qua đàm phán, hòa giải. Trường hợp không thỏa thuận được, một trong các bên được quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc rọng tài thương mại (nếu có thỏa thuận theo quy định).
Theo khoản 1 Điều 428 Bộ luật dân sự 2015: “Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Một trong các bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng sửa chữa tàu thủy nếu bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Các mẫu hợp đồng sửa chữa tàu thủy có sẵn có thể hữu ích để các doanh nghiệp tham khảo, giúp tiết kiệm thời gian khi soạn thảo hợp đồng từ đầu và cung cấp một khung sườn cơ bản về nội dung và các điều khoản cần thiết. Tuy nhiên, mỗi giao dịch sửa chữa tàu thuỷ có các yếu tố riêng biệt, chẳng hạn như tình trạng tàu, quy mô sửa chữa, và các quy định pháp lý cụ thể mà hợp đồng mẫu trên mạng khó bao quát hết được.
Do đó, để đảm bảo tính pháp lý và tránh rủi ro, việc nhờ đến sự tư vấn từ chuyên gia pháp lý là cần thiết, đảm bảo hợp đồng được điều chỉnh phù hợp với tình huống thực tế của từng bên, bảo vệ tốt hơn quyền lợi pháp lý trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định, thì khi đã ký hợp đồng sửa chữa tàu thuỷ thì các bên không được chuyển việc sửa chữa tàu cho đơn vị khác mà không có sự đồng ý của bên kia. Khoản 1 Điều 515 và khoản 2 Điều 517 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định:
“Điều 515. Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
1. Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi”.
“Điều 517. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
2. Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ”.
Do đó, việc tự ý đưa tàu cho đơn vị khác sửa chữa mà không có thỏa thuận trước thì có thể coi đây là hành vi vi phạm hợp đồng.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định hợp đồng sửa chữa tàu thuỷ hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn