Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhu cầu về việc tặng cho quyền sở hữu nhà ở ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Tặng cho nhà ở không chỉ thể hiện tình cảm giữa các thành viên trong gia đình mà còn là một phương thức chuyển nhượng tài sản hợp pháp, giúp người tặng và người nhận thực hiện quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.
I. Nhu cầu về tặng cho quyền sở hữu nhà ở hiện nay
Tặng cho quyền sở hữu nhà ở là hình thức chuyển giao tài sản phổ biến trong xã hội hiện đại. Thông thường, việc tặng cho nhà xuất phát từ nhu cầu tình cảm hoặc nhu cầu thực hiện nghĩa vụ gia đình. Việc tặng cho nhà ở không chỉ đơn thuần là một hành động chuyển nhượng tài sản mà còn thể hiện tình cảm, sự quan tâm và trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình. Trong bối cảnh bất động sản ngày càng gia tăng giá trị, việc tặng cho quyền sở hữu nhà ở trở thành một giải pháp giúp các thành viên trong gia đình có quyền tiếp cận và sử dụng tài sản, ổn định cuộc sống hoặc hỗ trợ tài chính cho nhau.
Theo quy định pháp luật, tặng cho quyền sở hữu nhà ở là một giao dịch dân sự, trong đó bên tặng cho cam kết chuyển giao quyền sở hữu nhà ở của mình cho bên được tặng cho mà không yêu cầu bên này phải đền bù hay trả bất kỳ khoản tiền nào. Việc tặng cho quyền sở hữu nhà ở cần phải đảm bảo quy định pháp luật về dân sự, đất đai và nhà ở hiện hành.
Tặng cho quyền sở hữu nhà ở là gì
Theo Điều 194 Bộ luật dân sự 2015: “Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản”.
Đồng thời, điểm d khoản 1 Điều 10 Luật nhà ở 2023 quy định, chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền: “Bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở theo quy định của Luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; ...”
Như vậy, chủ sở hữu nhà ở là người có quyền được tặng cho nhà ở do mình sở hữu theo quy định.
Theo khoản 1 Điều 462 Bộ luật dân sự 2015: “Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.
Như vậy, bên tặng cho có quyền đặt điều kiện cho bên được tặng cho trước khi tặng cho quyền sở hữu nhà ở. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Theo khoản 1 Điều 177 Luật nhà ở 2023 về tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung:
Như vậy, trường hợp tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất.
Quy định về tặng cho quyền sở hữu nhà ở
Việc tặng cho nhà ở đang cho thuê được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 177 Luật nhà ở 2023 như sau: “Chủ sở hữu nhà ở đang cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước ít nhất 30 ngày về việc tặng cho nhà ở;”
Như vậy, chủ sở hữu nhà ở được quyền tặng cho nhà ở đang cho thuê với điều kiện phải thông báo trước cho bên thuê nhà bằng văn bản trong thời hạn ít nhất 30 ngày về việc tặng cho nhà ở theo quy định trên.
Theo quy định hiện nay, quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất là hai quyền tài sản độc lập. Trường hợp bên tặng cho chỉ tặng cho quyền sở hữu nhà ở mà không đồng thời tặng cho phần đất có căn nhà thì sau khi ký hợp đồng tặng cho nhà, bên tặng cho vẫn có quyền đối với phần đất đó.
Do đó, khi tặng cho bất động sản, các bên cần xác định rõ việc tặng cho này có bao gồm quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất có căn nhà hay không để tránh xảy ra tranh chấp sau này.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định tặng cho quyền sở hữu nhà ở hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn