Thay đổi nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài

Khi nhà đầu tư muốn thay đổi nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài thì cần làm gì? Điều kiện, thủ tục thay đổi nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài như thế nào? Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ phân tích một số quy định về thay đổi nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài theo pháp luật hiện hành.

Đầu tư kinh doanh là một hoạt động đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho tổ chức, cá nhân. Trong thời đại hội nhập kinh tế hiện nay, hoạt động đầu tư diễn ra phổ biến cả trong nước và quốc tế. Đặc biệt khi Nhà nước ta thực hiện các chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư. Không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư tại Việt Nam, mà các nhà đầu tư trong nước cũng có nhu cầu sử dụng nguồn vốn của mình để phát triển đầu tư ở nước ngoài

Khoản 13 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 định nghĩa về hoạt động đầu tư ra nước ngoài như sau: “Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài”.

Như vậy, có thể hiểu ngắn gọn đầu tư ra nước ngoài chính là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.

Tìm hiểu về thay đổi nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài

2. Trường hợp nào cần phải thay đổi nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài

Việc thay đổi nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài phụ thuộc vào nhu cầu, kế hoạch của nhà đầu tư. Thông thường, việc thay đổi nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài diễn ra trong một số trường hợp như:

- Cần nâng cao vốn đầu tư: dự án cần thêm vốn để mở rộng, phát triển, nhà đầu tư có thể thay đổi nguồn vốn để hoàn thiện dự án.

- Thay đổi thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp: khi đó có thể dẫn đến trường hợp tăng hoặc giảm nguồn vốn của doanh nghiệp khi thực hiện dự án. 

- Thay đổi mục tiêu, phạm vi hoạt động hoặc cơ cấu: nếu nhà đầu tư quyết định thay đổi mục tiêu kinh doanh, phạm vi hoặc cơ cấu của dự án đầu tư ra nước ngoài thì có thể thay đổi nguồn vốn để phản ánh sự thay đổi này

Theo Điều 41 Nghị định 31/2021/NĐ-CP: “Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị mất hoặc bị hỏng, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp lại trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị”.

Như vậy, việc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sẽ được thực hiện khi thuộc một trong trường hợp giấy chứng nhận đã cấp bị mất hoặc hư hỏng.

Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hiện nay như sau:

Bước 1: nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tới cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thông qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan.

Bước 2: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư.

Để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần chuẩn bị văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để nộp cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:

“Điều 41. Thủ tục cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị mất hoặc bị hỏng, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp lại trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị”.

Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo Mẫu số B.I.15 tại Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT.

Quy định về thay đổi nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài hiện nay

Theo điểm c khoản 1 Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP:

“1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

c) Thay đổi vốn đầu tư ra nước ngoài; nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư”;

Như vậy, khi nhà đầu tư thay đổi nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định pháp luật.

Điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định liên quan đến vi phạm về thủ tục đầu tư ra nước ngoài như sau:

“2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

d) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp pháp luật quy định phải điều chỉnh”;

Như vậy, nhà đầu tư không thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp pháp luật quy định phải điều chỉnh thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. 

Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến thay đổi nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về thay đổi nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.

Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan