THÔNG TIN PHÁP LÝ VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Khởi kiện tranh chấp nói chung và khởi kiện vụ án hành chính nói riêng là quyền lợi hợp pháp của các chủ thể, mà đặc biệt là công dân Việt Nam trước những tranh chấp phát sinh. Khởi kiện vụ án hành chính góp phần bảo vệ người khởi kiện trước những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính không phù hợp quy định pháp luật. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ đem lại cho Quý độc giả những thông tin pháp lý hữu ích về khởi kiện vụ án hành chính.

I. Thực trạng khởi kiện vụ án hành chính

Khởi kiện vụ án hành chính là khởi đầu trong tranh chấp đối với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Do đó, người dân thường có phần e ngại khi phát sinh tranh chấp đối với các chủ thể này. Điều này dễ dàng lý giải nguyên nhân số lượng các tranh chấp hành chính thường ít hơn so với các tranh chấp dân sự hoặc các tranh chấp khác.

Khởi kiện vụ án hành chính có số lượng ít, tuy nhiên tranh chấp lại đa dạng, thậm chí nhiều tranh chấp phức tạp. Vì vậy, những người có nhu cầu khởi kiện vụ án hành chính thường cần nhờ đến những người có hiểu biết pháp luật nhất định để soạn thảo, hướng dẫn khởi kiện vụ án hành chính đúng trọng tâm, đúng nhu cầu.

II. Quy định pháp luật về khởi kiện vụ án hành chính

1. Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính

Theo quy định tại Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 (Luật TTHC) như sau:

“1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:

a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;

b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;

c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

trở xuống.

3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước.

4. Khiếu kiện danh sách cử tri.”

Như vậy, đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là quyết định hành chính, hành vi hành chính và không bao gồm các trường hợp loại trừ được liệt kê theo quy định pháp luật.

2. Quy định về chủ thể khởi kiện vụ án hành chính

Theo quy định Điều 115 Luật TTHC, Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính bao gồm:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó. 

-Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.

-Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó.

Như vậy, chủ thể khởi kiện vụ án hành chính có thể là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khởi kiện.

Quy định về chủ thể khởi kiện vụ án hành chính

3. Quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án các cấp.

Điều 31 Luật TTHC quy định Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc, danh sách cử tri của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 32 Luật TTHC quy định Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; 

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định nêu trên và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; 

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;

- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

- Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều 31 Luật TTHC.

Như vậy, thẩm quyền thụ lý giải quyết của Tòa án đối với vụ án hành chính phụ thuộc vào thẩm quyền ban hành quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khởi kiện theo đúng quy định pháp luật.

4. Điều kiện về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính

Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính quy định tại Điều 116 Luật TTHC, theo đó, thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính đối với từng trường hợp được quy định như sau:

+ 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước;

+ Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.

- Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

+ 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

+ 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.

Như vậy, thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính được xác định theo 02 trường hợp đã khiếu nại hoặc chưa khiếu nại và xác định theo từng khiếu kiện đúng quy định pháp luật.

Điều kiện về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính

III. Giải đáp một số câu hỏi về khởi kiện vụ án hành chính

1. Văn phòng đăng ký đất đai từ chối hồ sơ đăng ký biến động đất đai có thể khởi kiện hành chính văn phòng đăng ký đất đai được không?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định: “1. Văn phòng đăng ký đất đai:

a) Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do UBND cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật. Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;”

Theo đó, Văn phòng đăng ký đất đai là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền cập nhật biến động đất đai. Hành vi từ chối hồ sơ đăng ký biến động đất đai là hành vi không thực hiện quyền hạn của mình, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, có thể khởi kiện Văn phòng đăng ký đất đai từ chối hồ sơ đăng ký biến động đất đai.

2. Những trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng

Theo Điều 46 Luật TTHC Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

-Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật TTHC 2015.

-Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.

-Họ đã tham gia giải quyết vụ án hành chính đó theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và đã ra bản án sơ thẩm; bản án, quyết định phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

-Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

3. Án phí vụ án hành chính là bao nhiêu?

Theo danh mục án phí ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì Án phí hành chính sơ thẩm và Án phí hành chính phúc thẩm: 300.000 đồng. 

Như vậy, án phí vụ án hành chính là 300.000 đồng.

4. Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là bao lâu? 

Như nội dung đã trình bày, thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính phụ thuộc vào đối tượng khiếu kiện và phụ thuộc vào việc người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại hay chưa. Cụ thể:

Trường hợp người khởi kiện chưa thực hiện khiếu nại, thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày biết được hoặc nhận được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc; hoặc 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước; hoặc trước ngày bầu cử 05 ngày.

Trường hợp người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại, thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.

5. Đơn khởi kiện vụ án hành chính bao gồm những nội dung gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật TTHC 2015, đơn khởi kiện vụ án hành chính bao gồm những nội dung như sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước[16], nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;
  • Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);
  • Yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết;
  • Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Hiện nay, mẫu đơn khởi kiện vụ án hành chính (Mẫu số 01-HC) được ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong tố tụng hành chính.

6. Có thể vừa khiếu nại quyết định hành chính, vừa khởi kiện vụ án hành chính được không?

Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật TTHC 2015 quy định về xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại vừa có đơn khởi kiện vụ án hành chính:

"Điều 33. Xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện

1. Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tòa án phải yêu cầu người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết và có văn bản thông báo cho Tòa án.

...."

Đồng thời, điểm g khoản 1 Điều 118 Luật TTHC 2015 quy định về nội dung trong đơn khởi kiện vụ án hành chính phải đảm bảo gồm: “g) Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại”.

Theo đó, không thể đồng thời vừa khiếu nại quyết định hành chính, vừa khởi kiện vụ án hành chính.

vừa khiếu nại quyết định hành chính, vừa khởi kiện vụ án hành chính

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về khởi kiện vụ án hành chính

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến khởi kiện vụ án hành chính của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các quy định pháp lý liên quan đến khởi kiện vụ án hành chính. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý dày dặn tin rằng sẽ đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Rất mong được hợp tác với Quý Khách hàng.

Trân trọng cảm ơn!


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp