Hiện nay, vận tải đường biển với đặc thù đang ngày càng phát triển. Việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ngày càng được trú trọng và đặt nền móng cho sự phát triển. Vậy, thủ tục cấp giấy phép vận tải biển nội địa như thế nào, hãy cùng NPLaw theo dõi bài viết dưới đây.
Vận tải biển nội địa là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển mà điểm nhận và điểm trả hàng hóa, hành khách, hành lý thuộc vùng biển, lãnh thổ Việt Nam.
Vận chuyển nội địa bao gồm nhiều hình thức khác nhau như: Vận tải nội địa đường biển, vận tải hàng không nội địa, vận chuyển nội bộ đường sắt và vận tải nội địa bằng đường bộ cũng là hình thức vận tải phổ biến nhất hiện nay.
Giấy phép vận tải biển nội địa là giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép được vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý bằng tàu biển.
Để xin được giấy phép kinh doanh vận tải biển, cần đáp ứng các điều kiện như sau:
+ Một là doanh nghiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải biển được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Hai là về bộ máy phải có bộ phận quản lý, khai thác hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển;
+ Ba là đối với tài chính thì phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đảm bảo nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên, mức bảo lãnh tối thiểu là 500 triệu đồng Việt Nam.
+ Bốn là có quyền sử dụng hợp pháp 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
+ Năm là về nhân lực phải đáp ứng điều kiện sau:
+ Người phụ trách quản lý, hoạt động kinh doanh khai thác vận tải biển phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành sau: hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế;
+ Thuyền viên làm việc trên tàu đáp ứng đầy đủ về chuyên môn, tiêu chuẩn về sức khỏe và được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
Sau đây là hướng dẫn thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép vận tải biển nội địa như sau:
1. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải biển nội địa.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải biển nội địa cho tàu biển nước ngoài trong việc vận chuyển siêu trọng gồm có những giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- 01 bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký tàu biển.
- 01 bộ hồ sơ đăng kiểm tàu biển bao gồm các Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển (bản sao).
- 01 bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp một trong các loại giấy tờ sau:
Hợp đồng đại lý hoặc Giấy chỉ định đại lý đại diện cho chủ tàu nước ngoài (trong trường hợp tổ chức đề nghị là đại lý đại diện cho chủ tàu nước ngoài) hoặc Hợp đồng thuê tàu giữa chủ tàu nước ngoài với pháp nhân Việt Nam.
Bước 1: Đơn vị vận chuyển/công ty cung cấp dịch vụ logistics cho xe tải / xe container đến kho của người xuất khẩu (người bán) để lấy hàng. Sau khi hàng đóng xong,tiến hành niêm chì và hai bên ký nhận biên bản giao nhận hàng.
Bước 2: Đơn vị vận chuyển/ công ty cung cấp dịch vụ logistics tiến hành đặt lịch tàu qua các hãng tàu cho lô hàng vận chuyển đường biển nội địa. Lịch tàu chạy và giá cước sẽ được đơn vị vận chuyển thông báo và xác nhận với khách hàng cũng như thời gian vận chuyển để khách hàng cân đối chi phí và thời gian tốt nhất.
Bước 3: Đơn vị vận chuyển/ công ty cung cấp dịch vụ logistics xuất vận đơn để làm giấy chứng nhận sở hữu hàng. Làm điện giao hàng (telex release).Vận đơn thông thường gồm 1 bản copy để làm chứng từ sở hữu hàng hóa.
Bước 4: Khi hàng đến cảng nhập khẩu (Port of delivery), đơn vị vận chuyển liên hệ hãng tàu tiến hành làm thủ tục lấy hàng và thông báo kế hoạch giao hàng cho khách (người mua).
Để tải mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép vận tải biển nội địa Tại thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép vận tải nội địa. Mẫu đơn đề nghị sẽ như sau:
Có thể nộp Đơn này cùng các giấy tờ khác trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải biển nội địa theo hình thức online tren trạng thông tin điện tử quy định.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 50/2016/TT-BGTVT quy định Giám đốc Cảng vụ Hàng hải là người có thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải biển nội địa cho tàu biển nước ngoài vận chuyển hành khách, hành lý từ tàu khách du lịch vào đất liền
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 46 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh vận tải biển, vận tải đa phương thức và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển thì tổ chức kinh doanh vận tải đa phương thức không có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn