Giám hộ được xem là việc một hoặc nhiều người thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích của một hoặc nhiều người khác. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người giám hộ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Trong quá trình thực hiện việc giám hộ, có thể xảy ra nhiều trường hợp dẫn đến chấm dứt việc giám hộ này, thủ tục chấm dứt thường phức tạp đặc biệt là có liên quan đến chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài (vì liên quan đến tài sản và thanh toán tài sản của người được giám hộ, thừa kế ,....). NPLaw chia sẻ một số thông tin để Quý khách hàng có thể hiểu hơn về thủ tục này.
Hiện nay việc nhận giám hộ và chấm dứt quan hệ giám hộ có yếu tố nước ngoài không còn xa lạ ở xã hội Việt Nam hiện đại. Có rất nhiều yếu tố, điều kiện dẫn đến tình trạng chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam và thực trạng này không quá hiếm hoi trong xã hội. Việc chấm dứt giám hộ không chỉ ảnh hưởng đến quyền nuôi dưỡng, chăm sóc người được giám hộ mà còn liên quan đến nhiều vấn đề khác, NP LAW sẽ phân tích ở các phần bên dưới đây.
Trước hết, chúng ta cần hiểu khái niệm giám hộ có yếu tố nước ngoài là gì? Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Yếu tố nước ngoài được thể hiện ở chỗ một bên trong các bên liên quan đến việc giám hộ là người nước ngoài hoặc việc giám hộ được thực hiện ở nước ngoài giữa công dân Việt Nam với nhau.
Căn cứ theo Điều 39 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền giải quyết việc chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký giám hộ.
Như đã nói ở trên, khi mối quan hệ giám hộ chấm dứt sẽ dẫn đến các hậu quả pháp lý liên quan. Cụ thể tại Điều 63 Bộ luật Dân sự 2015 thì hậu quả pháp lý của chấm dứt việc giám hộ được chia thành các trường hợp sau:
Với trường hợp này, các bên cần thực hiện việc chấm dứt giám hộ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.
Với trường hợp này, không còn chủ thể cần chăm sóc, bảo vệ (giám hộ) nên đương nhiên quan hệ giám hộ sẽ kết thúc. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt quan hệ giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ; chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ. Trong trường hợp hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ được tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Với trường hợp này, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt quan hệ giám hộ, người giám hộ cần thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 63 Bộ luật Dân sự 2015, việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phải được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.
Căn cứ Điều 22 Luật Hộ tịch 2014 và Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 7 Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 để thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài, người có yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết và nộp tại Bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền
Bước 2: Người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra toàn bộ hồ sơ nộp, giấy tờ người có yêu cầu đăng ký chấm dứt xuất trình tại điểm điểm nộp, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ.
Bước 3: Trường hợp kiểm tra hồ sơ đầy đủ hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận (ghi rõ ngày/giờ trả kết quả). Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định (phải lập thành văn bản hướng dẫn nếu thuộc trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thời điểm nộp)
Bước 4: Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, hợp lệ theo quy định pháp luật thì Phòng tư pháp thuộc UBND (nơi nộp hồ sơ) phải báo cáo lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý giải quyết thì ký cấp Trích lục đăng ký chấm dứt giám hộ cho người có yêu cầu; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký chấm dứt giám hộ, hướng dẫn người yêu cầu kiểm tra nội dung Trích lục đăng ký chấm dứt giám hộ và Sổ đăng ký chấm dứt giám hộ, cùng người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ.
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 7 Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020
Người có yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ theo mẫu pháp luật quy định;
– Giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự;
– Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
Người có yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài cần xuất trình giấy tờ khi đi nộp hồ sơ tại UBND huyện như sau:
– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ;
– Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 7 Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 lệ phí đăng ký chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài được thu theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.
Căn cứ tiểu mục 7 Mục B Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 quy định người có yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài có thể:
Căn cứ theo Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 thì thời hạn giải quyết chấm dứt giám hộ có yếu là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Pháp luật Việt Nam quy định trường hợp chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài tương tự với trường hợp chấm dứt giám hộ không có yếu tố nước ngoài (khoản 1 Điều 62 Bộ luật dân sự 2015). Cụ thể:
Trên đây là những nội dung về chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài, có thể thấy khi mối quan hệ giám hộ này chấm dứt hậu quả pháp lý để lại không chỉ liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng người được giám hộ mà còn liên quan đến quyền tài sản, giao dịch phát sinh trong quá trình giám hộ, quyền thừa kế, quản lý di sản thừa kế,.... Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ mọi thắc mắc của khách hàng và cung cấp các dịch vụ pháp lý về những vấn đề xoay quanh thủ tục chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài để đảm bảo bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn