Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự được quy định như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định của pháp luật. Thủ tục giám đốc thẩm được tiến hành trên cơ sở kết quả của công tác giám đốc việc xét xử. Để đề cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong việc tổ chức kiểm sát, giám đốc việc xét xử và tránh việc yêu cầu xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật một cách tràn lan, làm mất tính ổn định của bản án, quyết định thì chỉ những người đó mới có quyền kháng nghị bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật yêu cầu tòa án có thẩm quyền xét xử lại. Bài viết dưới đây, NPLaw làm rõ hơn về vấn đề liên quan về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự.

I. Thủ tục giám đốc thẩm là gì?

Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt được áp dụng khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Đặc điểm của thủ tục giám đốc thẩm:

– Giám đốc thẩm là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải xét xử lại các bản án, quyết định đó.

– Đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

– Căn cứ làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm là khi phát hiện bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.

– Chủ thể làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm chỉ có một số người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Thủ tục giám đốc thẩm không mở công khai và bắt buộc phải có sự tham gia của viện kiểm sát.

II. Quy định thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự

1. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Căn cứ Điều 326 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, theo đó bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật chỉ bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ sau:

  • Kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại về quyền và lợi ích của đương sự;
  • Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm đương sự không thực hiện được quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ;
  • Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến bản án không đúng;

2. Thời hạn kháng nghị

Căn cứ Điều 334 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thời hạn kháng nghị là 03 năm.

Thời hạn kháng nghị có thể kéo dài thêm 02 năm kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị nếu có đủ các điều kiện sau:

  • Đương sự đã có đơn đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị xem xét kháng nghị và sau khi hết thời hạn kháng nghị vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
  • Căn cứ kháng nghị là bản án có hiệu lực vi phạm pháp luật, xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bên thứ ba, xâm hại đến lợi ích công cộng và kháng nghị để khắc phục sai lầm của bản án đó.

3. Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 

Đương sự trong vụ việc dân sự không có quyền trực tiếp yêu cầu mở thủ tục giám đốc thẩm, mà chỉ được quyền đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét.

Căn cứ Điều 331, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm:

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao kháng nghị đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân cấp cao, các tòa án khác;
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Cấp cao kháng nghị bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi lãnh thổ.

III. Hướng dẫn thủ tục giám đốc thẩm

Căn cứ vào Điều 327 đến Điều 350, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trình tự thủ tục giám đốc thẩm được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đương sự nộp đơn đề nghị cho Tòa án, Viện kiểm sát, kèm theo bản án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;
  • Bước 2: Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn, ghi vào đơn và cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự;
  • Bước 3: Kiểm tra đơn: Nếu không đủ điều kiện thì cơ quan đã nhận đơn yêu cầu  sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu;
  • Bước 4: Hết thời hạn trên mà đương sự không sửa đổi, bổ sung thì tòa án, viện kiểm sát trả lại đơn, nêu lý do, ghi chú vào sổ nhận đơn.
  • Bước 5: Nếu hồ đơn đã đầy đủ, hợp lệ, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét, quyết định;

Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.

IV. Các câu hỏi thường gặp về thủ tục giám đốc thẩm

1. Khi không đồng ý với bản án phúc thẩm ai có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?

Căn cứ quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm bao gồm:

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Như vậy, khi không đồng ý với bản án phúc thẩm, các chủ thể nêu trên sẽ là người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

2. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 334 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

  • Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 334 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
  • Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 334 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 nhưng có các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 334 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị.

3. Quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải gửi cho cơ quan nào?

Theo quy định tại Điều 336 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải được gửi cho các cơ quan sau:

  • Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi ngay cho Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.
  • Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
  • Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp