Giấy chứng nhận sản xuất rượu là gì? Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận sản xuất rượu như thế nào? Hồ sơ và trình tự thủ tục ra sao? Bài viết dưới đây, NPLAW sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ và chính xác thông tin về việc cấp Giấy chứng nhận sản xuất rượu.
Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định liên quan. Theo đó, thương nhân sản xuất rượu công nghiệp; sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải được Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP. Giấy phép sản xuất rượu là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho doanh nghiệp; hộ kinh doanh; tổ chức trước khi chính thức kinh doanh sản xuất rượu.
Dựa vào quy mô của cơ sở sản xuất mà quy trình sản xuất rượu được phân thành:
Điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất rượu phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đó có đủ điều kiện sản xuất rượu hay không. Căn cứ Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định tại mục 1 Chương II về kinh doanh rượu có độ cồn từ 5.5 độ trở lên thì:
Theo Điều 8 Nghị định 105/2017/NĐ-CP thì điều kiện để sản xuất rượu công nghiệp bao gồm:
Điều 9 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định rõ điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh như sau:
Điều 10 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định rõ điều kiện sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại như sau:
Căn cứ Điều 19 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và khoản 14 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu (01 bộ) bao gồm:
Căn cứ Điều 20 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và khoản 15 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu (01 bộ) bao gồm:
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất rượu chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Căn cứ điểm a Khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
Bước 3: Xem xét, thẩm định
Căn cứ điểm b và điểm c Khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và khoản 19 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì:
Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung. Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Bước 4: Trả kết quả
Sau thời hạn giải quyết, doanh nghiệp nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và khoản 18 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu bao gồm:
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về Hành vi vi phạm về đăng ký bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ và sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại. Theo đó:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mà không đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ hoặc kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ mà không đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện theo quy định.
Như vậy, tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 98/2020/NĐ-CP cơ sở kinh doanh rượu không đăng ký cấp phép sẽ bị phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Chú ý đây là mức phạt đối với cá nhân, trong trường hợp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt với cá nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.
Nếu quý khách cần một đơn vị hỗ trợ pháp lý trong việc tư vấn, hướng dẫn xin cấp Giấy phép sản xuất rượu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Ngoài việc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến yêu cầu của quý khách hàng, chúng tôi còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng.
NPLAW tự tin với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn pháp luật sẽ mang đến cho quý khách những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn