THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam như thế nào ? Hồ sơ, thủ tục và dịch vụ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài uy tín, nhanh chóng và giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài? Hãy cùng NPLaw theo dõi bài viết dưới đây.

I. Tìm hiểu giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài được hiểu như thế nào?

Quy định giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài như sau: 

1. Tại sao thương nhân nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam?

Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển không chỉ trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, một khu vực mà mong muốn mở rộng thêm Chi nhánh ra nhiều quốc gia và vươn cánh tay ra toàn thế giới. Các doanh nghiệp này khi muốn mở thêm Chi nhánh để thực hiện hoạt động kinh doanh tại quốc gia khác nhau cần phải tuân thủ quy định của pháp luật nước sở tại.

/upload/images/giay-phep/hinh-anh-1-1-.jpeg

2. Quyền thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Về quyền thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

- Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

3. Nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài đối với hoạt động của Chi nhánh

Về nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài đối với hoạt động của chi nhánh, căn cứ tại Điều 4 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.

II. Thủ tục để xin giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài hiện nay

- Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Bộ Công Thương.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

- Trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

- Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP và trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành

III. Quy định của pháp luật về giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài

Quy định của pháp luật về giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài như sau: 

1. Điều kiện để cấp giấy phép thành lập chi nhánh 

- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

- Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;

- Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

/upload/images/giay-phep/hinh-anh-2-1-.jpeg

2. Hồ sơ để xin giấy phép thành lập chi nhánh

Hồ sơ gồm: 

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

3. Thời hạn của giấy phép thành lập chi nhánh

Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.

4. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập chi nhánh

Về nguyên tắc, Bộ Công thương sẽ có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (trừ trương hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác). 

IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài

1. Các trường hợp nào không được cấp phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài?

Trường hợp không được cấp giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài như sau: 

- Thương nhân nước ngoài đăng ký thành lập chi nhánh mới trong vòng 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy Phép trước đó;

- Thương nhân nước ngoài bị hạn chế thành lập chi nhánh vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng;

- Hồ sơ của thương nhân nước ngoài nộp cho cơ quan cấp phép không tuân thủ các yêu cầu về hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc không tuân thủ có thể phát sinh từ thủ tục công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu từ nước ngoài; hoặc

- Thương nhân nước ngoài không nộp bổ sung các tài liệu hoặc giải trình bổ sung theo yêu cầu bổ sung, sửa đổi của cơ quan có thẩm quyền.

2. Khi mất giấy phép có xin lại được không?

Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe

/upload/images/giay-phep/hinh-anh-3-1-.jpeg

3. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cụ thể như sau:

- Thương nhân nước ngoài thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện tại nơi chuyển đi. Quá thời hạn nêu trên, thương nhân nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này.

- Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh. Trường hợp không cấp lại phải có văn bản nêu rõ lý do.

4. Khi mất Giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài có cần khai báo với bên Bộ Công An hay không?

Khi bị mất Giấy phép thành lập chi nhánh thì chỉ thực hiện thủ tục cấp lại và không có quy định phải thông báo với cơ quan công an.

Trên đây là những thông tin xoay quanh thủ tục liên quan đến giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về thủ tục liên quan đến giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan