THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Xây dựng là một trong những hoạt động không thể thiếu, gắn liền với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp. Đồng thời, đây là lĩnh vực được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước bởi lẽ liên quan đến các chính sách quy hoạch đô thị cũng như hệ thống hóa nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các đối tượng có nhu cầu xây dựng công trình trong trường hợp phát sinh rủi ro, tranh chấp. Do vậy, các công trình xây dựng bao gồm nhà ở, chung cư riêng lẻ, nhà máy sản xuất, hạ tầng kỹ thuật, giao thông đường sắt, đường bộ,... trừ một số trường hợp được miễn theo quy định pháp luật thì đều phải có giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Xây dựng là một trong những hoạt động không thể thiếu, gắn liền với mọi hoạt động sản xuất,

Xây dựng là một trong những hoạt động không thể thiếu, gắn liền với mọi hoạt động sản xuất,

I. Giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư (bao gồm cá nhân và tổ chức) để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Theo đó, giấy phép xây dựng bao gồm:

  • Giấy phép xây dựng mới; 
  • Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
  • Giấy phép di dời công trình; và
  • Giấy phép xây dựng có thời hạn.

GIẤY PHÉP XÂY DỰNG LÀ GÌ

GIẤY PHÉP XÂY DỰNG LÀ GÌ

Chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời các công trình có nghĩa vụ thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng (trừ một số trường hợp được miễn). Có thể thấy, việc xin giấy phép xây dựng là bắt buộc trong hoạt động xây dựng. Các hành vi tổ chức thi công xây dựng không được cấp giấy phép theo quy định tùy theo loại hình công trình có thể bị xử phạt hành chính từ 60.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng.

II. Các trường hợp cần và được miễn giấy phép lao động

Căn cứ Điều 89 Luật Xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung 2020 quy định, mọi công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ một số trường hợp được miễn.

CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN VÀ ĐƯỢC MIỄN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN VÀ ĐƯỢC MIỄN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

  • Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
  • Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao,... quyết định đầu tư xây dựng;
  • Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
  • Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

III. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Tùy thuộc vào từng đối tượng hoặc các cấp công trình mà thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cấp giấy phép, cụ thể:

  • UBND cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng, đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện.
  • UBND cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
  • UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.

IV. Hướng dẫn tra cứu thông tin giấy phép lao động

Sau khi hoàn thành hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định, quý khách hàng có thể thực hiện theo dõi tình trạng hồ sơ trên một số trang web của cơ quan nhà nước, bao gồm:

  • Cổng thông tin tra cứu hồ sơ - Hệ thống cấp phép xây dựng toàn quốc của Bộ Xây dựng: Hệ thống dịch vụ công cấp phép xây dựng (vnpt.vn)
  • Cổng thông tin tra cứu hồ sơ của Sở Xây dựng TP. HCM (áp dụng đối với công trình thuộc địa bàn TP. HCM): Tra cứu hồ sơ - Sở Xây Dựng - TP.HCM (hochiminhcity.gov.vn)

V. Dịch vụ cấp giấy phép xây dựng trọn gói

Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép xây dựng được quy định cụ thể như sau:

DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TRỌN GÓI

DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TRỌN GÓI

  • Bước 01: Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
  • Bước 02: Cơ quan cấp giấy phép xây dựng tiếp nhận, kiểm tra và cấp biên nhận có ngày hẹn trả kết quả cho người nộp. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định của Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;

Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

  • Bước 03: Chủ đầu tư căn cứ vào ngày hẹn trên Biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
  • Hình thức nộp: Trực tiếp, thông qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.
  • Thời hạn giải quyết: Hai mươi (20) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian mười lăm (15) ngày đối với nhà ở riêng lẻ.
  • Phí/lệ phí: 100.000 đồng/giấy phép.

Hiện tại, các quy định pháp luật về trình tự thủ tục của từng công trình xây dựng cụ thể được đề cập tại nhiều văn phản pháp luật khác nhau có thể gây khó khăn trong quá trình tiếp cận và thực hiện của quý khách hàng. Hiểu được vấn đề trên, NPLaw đã và đang hỗ trợ, tư vấn các gói dịch vụ xin cấp giấy phép xây dựng trọn gói, đơn cử là Giấy phép xây dựng công trình quảng cáo và một số loại giấy phép con khác. 

Việc thực hiện xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành không chỉ giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro trong quá trình tổ chức xây dựng, gián đoạn quá trình kinh doanh do mà còn góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong trường hợp phát sinh tranh chấp, khởi kiện liên quan đến công trình xây dựng. 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan