THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ CÁCH CHIA TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Theo quy định về hàng thừa kế thì cháu được xếp vào hàng thừa kế thứ hai, do đó về nguyên tắc cháu sẽ không được trực tiếp hưởng phần thừa kế của ông bà nếu ông bà còn hàng thừa kế thứ nhất (bao gồm vợ, chồng, cha mẹ, con cái). Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, cháu vẫn có thể được nhận thừa kế trực tiếp từ ông bà bất kể ông bà còn hàng thừa kế thứ nhất hay không, đó chính là quy định về thừa kế thế vị.

I. Thừa kế thế vị được quy định như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, thừa kế thế vị là một trường hợp đặc biệt của chế định thừa kế, được quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:

1.1 "Điều 652. Thừa kế thế vị"

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Điều 652 - thừa kế thế vị  -nplaw.vn

Ngay từ tên của quy định này – thừa kế thế vị thì chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản đây là việc một người thay thế vị trí của một người khác để được nhận thừa kế của người đó. Cụ thể theo quy định trên thì thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ).

1.2 Ví dụ minh họa

Gia đình ông A có 3 người con: B, C. B có con là D. B chết trước A. Vậy khi ông A chết thì D sẽ được thừa kế thế vị từ ông A (cháu được thay vào vị trí của con). Trường hợp nếu D chết trước ông A và có người con là E thì E sẽ được thừa kế thế vị từ ông A (chắt được thay vào vị trí của ông).

II. Thừa kế thế vị áp dụng khi nào?

Để áp dụng thừa kế thế vị thì cần thỏa mãn các điều kiện sau:

Người thế vị phải là người ở đời sau. Con cái, cháu được thế vị bố mẹ, ông bà mà không có trường hợp ngược lại. Ngoài ra các mối quan hệ khác không được xem là thừa kế thế vị.

áp dụng khi nào? - thừa kế thế vị  -nplaw.vn

Chỉ áp dụng cơ chế thừa kế thế vị trong trường hợp con/cháu của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, nếu con/cháu của người để lại di sản chưa chết mà chỉ từ bỏ quyền nhận di sản hay vì bất cứ lý do khác thì cơ chế thế vị sẽ không được áp dụng

Người thừa kế thế vị phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. 

Ví dụ: Ông A có con là B. Tuy nhiên không may A và B bị tai nạn xe bị mất, lúc này vợ B đang mang thai con của B, thì đứa bé sẽ được thừa kế thế vị từ A.

III. Hồ sơ, thủ tục khai nhận di sản để thừa kế thế vị?

Về hồ sơ khai nhận: Hồ sơ tương tự với việc khai nhận di sản thừa kế bình thường, cụ thể phải đáp ứng được các nguyên tắc về hồ sơ như sau:

  • Giấy tờ chứng minh về thời điểm mở thừa kế: Giấy chứng tử của người để lại di sản.
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người yêu cầu khai nhận di sản thừa kế và người để lại di sản thừa kế. Vì là thừa kế thế vị nên sẽ không có giấy tờ chứng minh trực tiếp mối quan hệ (vì giữa ông với cháu, cụ với chắt thì không có giấy tờ chứng minh) mà phải sử dụng nhiều hồ sơ để chứng minh sự liên kết, cụ thể cần phải có Giấy khai sinh của người chết trước người để lại di sản, Giấy khai sinh của người nhận di sản để chứng minh mối quan hệ thế vị.
  • Giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, số tiết kiệm,... để đưa ra được yêu cầu cụ thể.
  • Giấy tờ nhân thân về người thừa kế thế vị như: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,...

Ngoài ra, phụ thuộc vào những trường hợp cụ thể thì cần thêm những văn bản tài liệu khác nhau để có thể thu thập đủ hồ sơ khai nhận di sản thừa kế.

Về thủ tục: Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục được thực hiện tại Phòng/Văn phòng công chứng nếu những người thừa kế thống nhất việc phân chia di sản.

Trường hợp có bất cứ người thừa kế nào không đồng ý với việc phân chia di sản thì thủ tục này sẽ không thực hiện được và cần phải tiến hành khởi kiện yêu cầu phân chia di sản tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

IV. Các thắc mắc thường gặp trong thừa kế thế vị

4.1 Con nuôi thì có được hưởng thừa kế thế vị hay không?

Về vấn đề này thì pháp luật đã có quy định cụ thể tại Điều 653 Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”

Hồ sơ, thủ tục khai nhận di sản - thừa kế thế vị  -nplaw.vn

Như vậy, theo quy định này thì con nuôi thuộc đối tượng thừa kế thế vị tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015

4.2 Vợ có được thừa kế thế vị từ chồng đã mất không?

Đáp: Về nội dung này thì pháp luật đã quy định rõ ràng, thừa kế thế vị chỉ được áp dụng cho trường hợp là con/cháu chứ không được áp dụng cho bất kể quan hệ nào khác

4.3 Tài sản được thừa kế thế vị như thế nào?

Đáp: Về việc chia tài sản thì di sản được chia theo quy định về thừa kế theo pháp luật, và có quyền hưởng trọn phần di sản của mình được phân chia tương đương với những người thừa kế khác.

Trên đây là một số nội dung về khái niệm thừa kế thế vị. Thực tế mỗi gia đình lại gặp những trường hợp khác nhau, do đó để có thể bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì gia đình nên cần được tham khảo và tư vấn bởi những công ty luật am hiểu và chuyên sâu về những nội dung này.


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp
  • Xử phạt hành vi ép buộc kết hôn

    Xử phạt hành vi ép buộc kết hôn

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng ép buộc kết hôn hiện nay II. Quy định pháp luật về ép buộc kết hôn 1. Định nghĩa ép buộc kết hôn 2. Các hành vi được xem là ép buộc kết hôn 3. Hành vi ép buộc kết hôn có được xem là...
    Đọc tiếp