THỰC HIỆN XIN GIẤY PHÉP BIỂU DIỄN CA NHẠC NHƯ THẾ NÀO?

Giấy phép biểu diễn ca nhạc là một văn bản quan trọng, được cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân muốn tổ chức hoặc biểu diễn nghệ thuật. Việc có giấy phép đảm bảo rằng chương trình biểu diễn tuân thủ các quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người tham gia. việc không tuân thủ quy định về giấy phép biểu diễn ca nhạc có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, bao gồm việc bị xử phạt hành chính. Vì vậy, việc hiểu rõ về giấy phép biểu diễn ca nhạc và quy định liên quan là rất quan trọng đối với bất kỳ ai muốn tổ chức hoặc tham gia vào các hoạt động biểu diễn ca nhạc.

I. Thực trạng giấy phép biểu diễn ca nhạc

Thực trạng giấy phép biểu diễn âm nhạc hiện nay là một vấn đề được nhiều người quan tâm và bàn luận. Theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mọi hoạt động biểu diễn âm nhạc đều phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Mục đích của việc này là để đảm bảo chất lượng nghệ thuật, bảo vệ quyền lợi của các nghệ sĩ và người sáng tác, cũng như phòng ngừa những tác động tiêu cực đến văn hóa và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế, việc xin cấp giấy phép biểu diễn âm nhạc gặp nhiều khó khăn và rắc rối. Việc cấp phép cho các chương trình, sản phẩm sử dụng tác phẩm âm nhạc khi chưa có ý kiến của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đang gây ra nhiều tranh cãi đặt ra nhiều thách thức cho các nghệ sĩ và tổ chức văn hóa trong việc tuân thủ quy định pháp luật.

II. Quy định pháp luật về giấy phép biểu diễn ca nhạc

1. Giấy phép biểu diễn ca nhạc là gì

Giấy phép biểu diễn ca nhạc là một loại giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân muốn tổ chức hoặc biểu diễn nghệ thuật. Hoạt động biểu diễn ca nhạc được hiểu là trình diễn chương trình, tiết mục, vở diễn trực tiếp trước công chúng của người biểu diễn. Loại hình ca nhạc biểu diễn bao gồm: Tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối, bài chòi, kịch nói, kịch dân ca, kịch câm, nhạc kịch, giao hưởng, ca, múa, nhạc, ngâm thơ, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình ca nhạc biểu diễn khác.

Thẩm quyền cấp giấy phép biểu diễn ca nhạc

2. Thẩm quyền cấp giấy phép biểu diễn ca nhạc

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2020/NĐ-CP, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép biểu diễn ca nhạc gồm:

  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý không thuộc trường hợp trên.

3. Hồ sơ xin giấy phép biểu diễn ca nhạc

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 144/2020/NĐ-CP, hồ sơ xin giấy phép biểu diễn ca nhạc gồm:

  • Văn bản đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

 Không có giấy phép biểu diễn ca nhạc bị xử lý như thế nào?

  • Kịch bản, danh mục tác phẩm gắn với tác giả, người chịu trách nhiệm chính về nội dung chương trình (đối với tác phẩm nước ngoài phải kèm bản dịch tiếng Việt có chứng thực chữ ký người dịch).

4. Không có giấy phép biểu diễn ca nhạc bị xử lý như thế nào?

Theo điểm a khoản 6 Điều 11 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi “Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn mà không có văn bản chấp thuận”.

Như vậy, không có giấy phép biểu diễn ca nhạc sẽ bị xử lý theo quy định trên.

III. Giải đáp một số câu hỏi về giấy phép biểu diễn ca nhạc

1. Phí xin giấy phép biểu diễn ca nhạc

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 288/2016/TT-BTC, phí xin cấp giấy phép biểu diễn ca nhạc được tính dựa trên thời lượng của chương trình như sau:

  • Từ 1 đến 50 phút: 1.500.000 đồng
  • Từ 51 đến 100 phút: 2.000.000 đồng
  • Từ 101 đến 150 phút: 3.000.000 đồng
  • Từ 151 đến 200 phút: 3.500.000 đồng
  • Từ 201 phút trở lên: 5.000.000 đồng

2. Thời hạn giấy phép biểu diễn ca nhạc

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2020/NĐ-CP, “Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, cấp văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) đồng thời đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử. Trường hợp không chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do;”

Như vậy, thời hạn cấp giấy phép biểu diễn ca nhạc là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.

3. Đối tượng được cấp giấy phép biểu diễn ca nhạc

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2020/NĐ-CP, điều kiện tổ chức biểu diễn nghệ thuật: “Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, đối tượng trên được cấp giấy phép biểu diễn ca nhạc.

4. Ca sĩ tự tổ chức liveshow ca nhạc miễn phí tại ban công nhà riêng không có giấy phép biểu diễn ca nhạc bị xử lý như thế nào?

Theo điểm a khoản 6 Điều 11 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi “Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn mà không có văn bản chấp thuận”. Như vậy, ca sĩ tự tổ chức liveshow ca nhạc miễn phí tại ban công nhà riêng không có giấy phép biểu diễn ca nhạc bị xử lý như trên.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tổ chức biểu diễn ca nhạc tại nhà riêng có thể gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các gia đình xung quanh do tiếng ồn. Trong trường hợp này, người tổ chức cũng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Có trường hợp nào biểu diễn ca nhạc mà không cần giấy phép không?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định 144/2020/NĐ-CP, các trường hợp sau không cần giấy phép mà phải thực hiện thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật tới cơ quan có thẩm quyền:

  • Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức;
  • Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật.

6. Hát lô tô hội chợ có phải xin giấy giấy phép biểu diễn ca nhạc không?

Hoạt động hát lô tô hội chợ không bán vé xem biểu diễn. Do đó, theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 144/2020/NĐ-CP, “Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.” Tại Điều 9 Nghị định này quy định nghĩa vụ thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật. 

Dịch vụ tư vấn pháp lý về giấy phép biểu diễn ca nhạc

Như vậy, hát lô tô hội chợ không phải xin giấy giấy phép biểu diễn ca nhạc mà phải thực hiện thông báo tới cơ quan nhà nước trước khi tổ chức.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về giấy phép biểu diễn ca nhạc

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về giấy phép biểu diễn ca nhạc mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan