THỰC TRẠNG BỔ SUNG VỐN ĐIỀU LỆ HIỆN NAY

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực hiện bổ sung vốn điều lệ nhưng chủ yếu nhằm mục đích hoàn thiện thủ tục pháp lý chứ không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh. Vậy quy định của pháp luật về bổ sung vốn điều lệ hiện nay? Hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu thêm. 

Thực trạng bổ sung vốn điều lệ hiện nayI. Thực trạng bổ sung vốn điều lệ hiện nay

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực hiện bổ sung vốn điều lệ nhưng chủ yếu nhằm mục đích hoàn thiện thủ tục pháp lý chứ không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, quy trình bổ sung vốn còn nhiều rườm rà, chưa thật sự thuận lợi. Thông thường các doanh nghiệp bổ sung vốn điều lệ thiếu kế hoạch kinh doanh rõ ràng dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Do vậy, cần có giải pháp cải cách quy trình, nâng cao hiệu quả hoạt động bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp.

II. Một số câu hỏi liên quan bổ sung vốn điều lệ

Dưới đây là một số câu hỏi thắc mắc về bổ sung vốn điều lệ

1. Hiện nay, một số doanh nghiệp sử dụng cụm từ “bổ sung vốn điều lệ”, cụm từ này có được hiểu là tăng vốn điều lệ không?

Cụm từ "bổ sung vốn điều lệ" có thể được hiểu như một hành động nhằm tăng vốn điều lệ của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, cụm từ này không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc tăng vốn điều lệ mà có thể bao gồm cả việc cung cấp thêm vốn từ các nguồn khác nhau như nhận vốn đầu từ từ các nhà đầu tư mới hay thêm vốn từ các cổ đông hiện tại,…

2. Doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư bổ sung vốn điều lệ khi nào? Phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 13 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động như sau:

Phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động

- Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

- Trường hợp được đầu tư bổ sung vốn điều lệ:

  • Doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.

Theo đó, phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động bao gồm những phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014.

Đồng thời việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ được thực hiện khi doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Và trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.

Thẩm quyền cho phép đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là cơ quan nào?

3. Thẩm quyền cho phép đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là cơ quan nào?

Theo Điều 14 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động như sau:

  • Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập.
  • Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý theo quy định của Luật này, trừ doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Theo quy định trên, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập.

Việc bổ sung vốn điều lệ của Tổng công ty đường sắt có cần sự chấp thuận của Thủ tướng chính phủ không?

4. Việc bổ sung vốn điều lệ của Tổng công ty đường sắt có cần sự chấp thuận của Thủ tướng chính phủ không?

Căn cứ Điều 20, Điều 21 Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định chủ sở hữu Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định tăng vốn điều lệ của Tổng công ty đường sắt. Theo đó, khoản 2 Điều 23 Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm này thuộc về Thủ tướng chính phủ. 

Như vậy, việc bổ sung vốn điều lệ của Tổng công ty đường sắt có cần sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. 

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài bổ sung vốn điều lệ. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về bổ sung vốn điều lệ, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan