THỰC TRẠNG HỢP ĐỒNG THUÊ MẶT BẰNG NHÀ XƯỞNG

Hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng là gì? Hiện nay, việc sử dụng dịch vụ thuê nhà xưởng đang dần phổ biến với các doanh nghiệp, bởi do doanh nghiệp không cần tốn thời gian xây dựng nhà xưởng, mà vẫn có thể bắt đầu vào sản xuất ngay lập tức. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu. 

I. Thực trạng hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng

Nhu cầu thuê mặt bằng nhà xưởng ngày càng tăng do sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ. Thị trường cho thuê nhà xưởng đa dạng với nhiều loại hình, diện tích, giá cả khác nhau.

Thực trạng hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng

II. Quy định pháp luật về hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng

1. Những nội dung cần phải có khi soạn thảo hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng

Căn cứ từ Điều 472 đến Điều 482 Bộ luật Dân sự 205 quy định nội dung cần phải có khi soạn thảo hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng gồm: 

- Thông tin pháp lý của bên thuê và cho thuê: Họ và tên, địa chỉ, SĐT liên hệ, CMND/CCCD,... Hoặc nếu là công ty thì cần có: Tên công ty, mã số thuế,...

- Giá cho thuê xưởng và khoản phí liên quan (Phí vận chuyển, quản lý hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa,...)

- Hình thức thanh toán

- Thời hạn thuê và cách thức gia hạn hợp đồng

- Trách nhiệm và quyền lợi của hai bên

- Giải quyết tranh chấp khi có bên vi phạm hợp đồng

- Chữ ký và đóng dấu của hai bên

- Khi ký hợp đồng thuê xưởng, cần đọc thật kỹ các nội dung điều khoản nêu trên. Nếu có vấn đề thắc mắc, cần sửa đổi cần trao đổi ngay để tránh những rắc rối về sau.

2. Mục đích sử dụng là nội dung bắt buộc khi hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng đúng không?

Mục đích sử dụng là nội dung bắt buộc khi hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng. Vì mục đích sử dụng giúp xác định rõ ràng ràng buộc giữa hai bên về cách thức sử dụng nhà xưởng.

Việc ghi rõ mục đích sử dụng giúp đảm bảo:

- Bên thuê sử dụng nhà xưởng đúng mục đích đã cam kết.

- Bên cho thuê có thể kiểm soát và giám sát việc sử dụng nhà xưởng.

- Tránh các trường hợp sử dụng nhà xưởng cho mục đích vi phạm pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

3. Những nội dung cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng

- Thiết bị - vật dụng bàn giao

Trong bản hợp đồng cho thuê nhà xưởng công nghiệp thường sẽ nêu rõ các thiết bị, vật dụng được bàn giao. Có thể là thiết bị điện, nước, thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất, ... Việc của các DN là phải đảm bảo các thiết bị bàn giao được nguyên vẹn. Các thiết bị phải còn đầy đủ như trong bản hợp đồng thuê nhà xưởng xây sẵn. Đây là điều mà các DN cần phải kiểm tra kỹ trước khi hoàn tất thủ tục bàn giao. 

- Tiền cọc, hình thức trả cọc

Trong bản hợp đồng cũng nêu rõ tiền cọc mà các DN phải trả trước là bao nhiêu. Trong đó có ghi rõ hình thức trả tiền cọc như thế nào. Việc đặt cọc tiền theo quy định của các đơn vị cho thuê nhà xưởng xây sẵn sẽ đảm bảo việc kết giao. Cần phải xác định rõ tiền cọc không phải là tiền dùng để trả cho các khoản thuê. Nếu DN thực hiện đúng thỏa thuận, tiền cọc sẽ được trả khi DN kết thúc hợp đồng thuê xưởng. Số tiền đặt cọc có thể lớn hay nhỏ tùy thuộc vào từng đơn vị khác nhau.

- Thời gian cho thuê nhà xưởng

Mỗi DN trước khi đặt cọc đều sẽ biết trước được thời gian thuê kho xưởng của mình. Do vậy hãy kiểm tra lại kỹ thời gian 2 bên đã bàn có trong hợp đồng hay không. Nếu hợp đồng cho thuê nhà xưởng chưa hết mà DN có ý định ngừng sản xuất thì khoản cọc trước sẽ thuộc hoàn toàn về đơn vị cung ứng dịch vụ. Sau khi hết hạn hợp đồng các DN có thể gia hạn hợp đồng nếu có ý định thuê tiếp để phục vụ kinh doanh, sản xuất.

Những nội dung cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng

III. Một số thắc mắc về hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng

1. Có được thoả thuận cho thuê lại khi soạn thảo hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng không

Căn cứ Điều 475 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý”. Như vậy trong hợp đồng thuê nhà các bên có quyền thỏa thuận điều khoản cho thuê lại nhà, đó sẽ là căn cứ hợp pháp để bên thuê nhà cho thuê lại.

2. Hoàn trả lại hiện trạng trước khi thuê nhà xưởng là nội dung bắt buộc khi soạn thảo hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng đúng không?

Hoàn trả lại hiện trạng trước khi thuê nhà xưởng là nội dung quan trọng nhưng không hoàn toàn bắt buộc khi soạn thảo hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng. Vì: 

- Việc hoàn trả lại hiện trạng trước khi thuê nhà xưởng phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên, chủ nhà và người thuê.

- Hợp đồng có thể quy định rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả hiện trạng, bao gồm:

+ Mức độ hoàn trả: hoàn trả về nguyên trạng ban đầu hay chỉ cần sửa chữa những hư hỏng do người thuê gây ra.

+ Thời hạn hoàn trả: thời gian cụ thể để người thuê hoàn trả lại hiện trạng nhà xưởng.

+ Chi phí hoàn trả: ai sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho việc hoàn trả hiện trạng.

3. Sau khi cải tạo lại nhà xưởng, chủ nhà có quyền tăng giá thuê trong hợp đồng thuê nhà xưởng không?

Tại khoản 2 Điều 129 Luật Nhà ở 2014 quy định về thời hạn thuê và giá thuê nhà ở như sau:

- Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.

Như vậy, sau khi cải tạo nhà ở thì chủ nhà được phép tăng giá thuê nhà. Việc tăng giá lên bao nhiêu thì do bạn và chủ nhà thỏa thuận.

4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà xưởng bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng và hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định, cụ thể:

- Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

- Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

- Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.

- Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

Nhà xưởng xuống cấp gây hư hỏng hàng hoá bên thuê  thì bên cho thuê có nghĩa vụ bảo trì hay không?

5. Nhà xưởng xuống cấp gây hư hỏng hàng hoá bên thuê  thì bên cho thuê có nghĩa vụ bảo trì hay không?

Theo quy định tại khoản 3, Điều 493 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên cho thuê nhà ở có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo định kỳ, nếu không bảo dưỡng, sửa chữa nhà mà gây thiệt hại cho bên thuê thì bên cho thuê phải bồi thường.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3, Điều 495 của Bộ luật Dân sự 2015 thì bên thuê nhà ở phải sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra. 

Như vậy, trường hợp căn nhà tự hư hỏng, xuống cấp theo thời gian thì trách nhiệm sửa chữa sẽ thuộc về bên cho thuê nhà. Trường hợp căn nhà hư hỏng, xuống cấp do lỗi của người thuê thì phải có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng đó.

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan