Hủy bản án sơ thẩm, huỷ quyết định của tòa án là việc Toà án có thẩm quyền ra quyết định bằng văn bản nhằm chấm dứt hiệu lực thi hành đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành của Tòa án cấp dưới khi phát hiện bản án, quyết định đó có sai sót.
Trong việc thực hiện xét xử, không phải lúc nào những bản án hay quyết định của Tòa án cũng hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, không ít những bản án quyết định của tòa có những sai sót, gây oan sai, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Do đó, các quy định về hủy bỏ bản án quyết định của Tòa án khi có những sai sót là một biện pháp quan trọng góp phần hạn chế tình trạng oan sai, nhằm đảm bảo tính đúng đắn trong thực tiễn áp dụng pháp luật, phù hợp với định hướng cải cách tư pháp ở nước ta và xu thế phát triển chung của thời đại trong giai đoạn hiện nay.
Hủy bản án, quyết định của tòa án là việc Toà án có thẩm quyền ra quyết định bằng văn bản nhằm chấm dứt hiệu lực thi hành đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành của Tòa án cấp dưới khi phát hiện bản án, quyết định đó có sai sót.
Quy định của pháp luật về huỷ bản án sơ thẩm trong vụ án dân sự:
Tại Điều 311 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tòa án cấp phúc thẩm có quyền huỷ bản án sơ thẩm dân sự trong hai trường hợp:
- Huỷ bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm
- Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án
Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành hủy bản án sơ thẩm dân sự, huỷ một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm khi thuộc trường hợp sau:
- Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định haowcj chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được
- Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Huỷ bản án sơ thẩm dân sự và đình chỉ giải quyết vụ án: Căn cứ theo Điều 311 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Hội đồng xét xử phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp:
- Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (Theo Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
- Nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở bài phiên toà hoặc tại phiên tòa phúc thẩm (điểm b khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Như vậy, hiện nay pháp luật tố tụng dân sự có quy định về việc toà án cấp phúc thẩm huỷ án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm nếu nhận thấy có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm tiến hành xét xử với thành phần hội đồng xét xử không đúng quy định của pháp luật, có hành vi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong thu thập chứng cứ chứng minh hay Huỷ bản án sơ thẩm dân sự trong trường hợp đình chỉ vụ án, nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên toà phúc thẩm.
Quy định của pháp luật về huỷ bản án sơ thẩm trong vụ án hình sự:
Theo khoản 1 Điều 358 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại:
- Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;
- Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Theo khoản 2 Điều 358 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong các trường hợp:
- Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng thành phần mà Bộ luật này quy định;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm;
- Người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội;
- Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ;
- Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể hủy bản án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại theo quy định tại Điều 358 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 359 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án trong các trường hợp sau:
Căn cứ tại khoản 2 Điều 359 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định trường hợp Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án như sau:
Khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Cụ thể tại các khoản nêu trên Điều 157 quy định không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ như sau:
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Tội phạm đã được đại xá;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
Huỷ bản án sơ thẩm là việc toà có thẩm quyền ra quyết định bằng văn bản nhằm chấm dứt hiệu lực thi hành đối với bản án quyết định đã có hiệu lực thi hành của toà án cấp sơ thẩm khi phát hiện bản án quyết định có sai sót. Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm có thẩm quyền huỷ bản án quyết định của toà án cấp sơ thẩm theo quy định tại Điều 343, Điều 356, Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 358 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định trường hợp huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra.
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm sẽ chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm. Trường hợp hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết và xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn