Thuế là một trong những nghĩa vụ quan trọng của tổ chức và cá nhân đối với Nhà nước. Việc thực hiện nghĩa vụ thuế không chỉ giúp tuân thủ pháp luật mà còn góp phần vào sự phát triển chung của địa phương. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các nghĩa vụ thuế mà mình cần thực hiện, đặc biệt là đối với các khoản thuế phải nộp cho địa phương nơi mình hoạt động.
Vậy tổ chức, cá nhân cần làm gì để thực hiện nghĩa vụ thuế với địa phương một cách đầy đủ và đúng đắn? Hãy cùng NPLAW tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nghĩa vụ thuế đối với địa phương đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự phát triển của nền kinh tế khu vực và bảo đảm các dịch vụ công cộng. Dưới đây là một số vai trò chính của nghĩa vụ thuế đối với địa phương:
Hiện nay, Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản có liên quan không quy định khái niệm “Nghĩa vụ thuế với địa phương” là gì. Tại Khoản 1, Khoản 12 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định: Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế; Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là việc nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
Như vậy có thể hiểu: Nghĩa vụ thuế với địa phương là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với chính quyền địa phương trong việc đóng góp một phần thu nhập, lợi nhuận hoặc tài sản của mình dưới hình thức thuế khi hoạt động tại địa phương theo quy định pháp luật.
Khi hoạt động tại địa phương, doanh nghiệp và hộ kinh doanh cần nộp một số loại thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các loại thuế này phụ thuộc vào hình thức kinh doanh, quy mô và hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Các loại thuế chính mà doanh nghiệp/hộ kinh doanh cần nộp tại địa phương:
Phân bổ nghĩa vụ thuế là việc người nộp thuế khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước và xác định số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (địa bàn nhận phân bổ) theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ là cơ quan thuế thuộc địa bàn được nhận khoản thu ngân sách nhà nước do người nộp thuế xác định trên tờ khai thuế nhưng không được tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế theo quy định.
Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ gồm:
- Cơ quan thuế tại địa bàn nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nhưng không quản lý trực tiếp người nộp thuế;
- Cơ quan thuế tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính mà được hưởng khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định.
Doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh có thể nộp thuế tại cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:
- Khai thuế giá trị gia tăng của dự án đầu tư đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP tại nơi có dự án đầu tư.
- Khai thuế giá trị gia tăng tại nơi có nhà máy sản xuất điện.
- Khai thuế tiêu thụ đặc biệt tại nơi sản xuất, gia công hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc nơi cung ứng dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán).
- Khai thuế bảo vệ môi trường tại nơi sản xuất hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường của hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
- Khai thuế bảo vệ môi trường tại nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh than (gồm cả trường hợp tiêu dùng nội bộ), trừ thuế bảo vệ môi trường quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Khai phí bảo vệ môi trường tại nơi khai thác khoáng sản .
- Khai lệ phí môn bài tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.
Các trường hợp doanh nghiệp phải kê khai thuế tại địa phương khác, gồm:
- Khai thuế giá trị gia tăng của dự án đầu tư đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP tại nơi có dự án đầu tư.
- Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
- Khai thuế giá trị gia tăng tại nơi có nhà máy sản xuất điện.
- Khai thuế tiêu thụ đặc biệt tại nơi sản xuất, gia công hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc nơi cung ứng dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán).
Trường hợp người nộp thuế trực tiếp nhập khẩu hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đó bán trong nước thì người nộp thuế phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi người nộp thuế có trụ sở chính.
- Khai thuế bảo vệ môi trường tại nơi sản xuất hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường của hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
- Khai thuế bảo vệ môi trường tại nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh than (gồm cả trường hợp tiêu dùng nội bộ), trừ thuế bảo vệ môi trường quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
- Khai thuế tài nguyên (trừ thuế tài nguyên đối với hoạt động sản xuất thủy điện trong trường hợp lòng hồ thủy điện của nhà máy thủy điện nằm chung trên các địa bàn cấp tỉnh; hoạt động khai thác, xuất bán dầu thô; hoạt động khai thác, xuất bán khí thiên nhiên và thuế tài nguyên của tổ chức được giao bán tài nguyên bị bắt giữ, tịch thu; khai thác tài nguyên không thường xuyên đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc không thuộc trường hợp phải cấp phép theo quy định của pháp luật).
- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Khai phí bảo vệ môi trường tại nơi khai thác khoáng sản (trừ dầu thô, khí thiên nhiên và khí than; tổ chức thu mua gom khoáng sản từ người khai thác nhỏ lẻ).
- Khai lệ phí môn bài tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.
Doanh nghiệp phải nộp thuế môi trường khi hoạt động sản xuất nếu hoạt động sản xuất thuộc đối tượng nộp thuế theo Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010 được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 67/2011/NĐ-CP. Ví dụ: doanh nghiệp có sản xuất nhựa mà trong đó có là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường thì phải nộp thuế bảo vệ môi trường.
Nếu doanh nghiệp chậm nộp thuế địa phương thì phải nộp tiền chậm nộp thuế. Theo Khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp như sau:
a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.”
Theo đó, mức tiền chậm nộp được xác định trong trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện hết các nghĩa vụ thuế khi quá hạn theo công thức:
Số tiền phạt chậm nộp tiền thuế = Số tiền thuế chậm nộp X 0,03% X Số ngày chậm nộp
Sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, cơ quan quản lý thuế thông báo cho doanh nghiệp biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp để doanh nghiệp biết và thực hiện.
Căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp được miễn lệ phí môn bài, bao gồm:
Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức nộp thuế môn bài hay lệ phí môn bài cho năm 2024 đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
STT |
Căn cứ thu |
Mức thu |
1 |
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng |
3.000.000 đồng/năm |
2 |
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống |
2.000.000 đồng/năm |
3 |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác |
1.000.000 đồng/năm |
Khi thuê mặt bằng, đất đai tại địa phương, sẽ phải nộp tiền thuê đất nếu thuộc trường hợp theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 103/2024/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, cụ thể các trường hợp:
Đối với người khuyết tật, căn cứ tại Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, quy định các chính sách ưu đãi đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật, cụ thể như sau:
- Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế;
- Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật;
- Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên.
Đối với người thuộc diện chính sách, căn cứ theo Điều 21 Thông tư 78/2014/TT-BTC, khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC), trường hợp doanh nghiệp có khoản chi thêm cho người lao động là dân tộc thiểu số theo định tại tiết b điểm 2.10 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC có hóa đơn, chứng từ đầy đủ thì được tính vào chi phí được trừ và được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với số tiền thực chi thêm nếu hạch toán riêng được.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020, nếu doanh nghiệp đầu tư vào địa phương thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư thì dự án sẽ được ưu đãi về thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu; miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về nghĩa vụ thuế với địa phương. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn