Tố tụng trọng tài là gì? Đặc điểm, hình thức của tố tụng trọng tài? Trong bài viết này, hãy cùng NPLaw tìm hiểu một số quy định pháp luật về tố tụng trọng tài để hiểu hơn về vấn đề này.
I. Thực trạng hoạt động tố tụng của trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp hiện nay
Trong những năm gần đây việc sử dụng tố tụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp thương mại ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động tố tụng trọng tài vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay của các doanh nghiệp. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi chính phủ do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp thương mại. Tố tụng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận có sự tham gia của bên thứ ba là trọng tài viên và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp luật quy định.
II. Một số quy định của pháp luật về tố tụng trọng tài
1. Khái niệm tố tụng trọng tài
Tố tụng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận có sự tham gia của bên thứ ba là trọng tài viên và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp luật quy định.

2. Đặc điểm của Tố tụng trọng tài
Theo quy định tại Điều 5 của Luật trọng tài thương mại 2010 thì tố tụng trọng tài có những đặc điểm sau đây:
- Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể nào đó khi các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết.
- Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba giúp các bên giải quyết những bất đồng. Tuy nhiên, quyết định của trọng tài viên/hội đồng trọng tài vẫn có tính chất ràng buộc pháp lý như một bản án của Tòa án.
- Trọng tài là một phương thức giải quyết phi chính phủ nên không mang tính quyền lực Nhà nước như Tòa án, tuy nhiên vẫn được điều chỉnh bằng pháp luật cụ thể.
- Trọng tài thường nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan quyền lực Nhà nước trong quá trình tố tụng như sự hỗ trợ của Tòa án khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
3. Các hình thức tố tụng trọng tài
Có hai hình thức tố trọng trọng tài được sử dụng để giải quyết tranh chấp thương mại, đó là:
- Trọng tài vụ việc:
Theo khoản 7 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 thì trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận. Theo đó, trọng tài vụ việc có đặc điểm như sau:
- Được thành lập khi có phát sinh tranh chấp và sẽ tự chấm dứt hoạt động khi đã giải quyết xong tranh chấp.
- Không có cơ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên
- Quy tắc tố tụng của trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
- Trọng tài quy chế:
Theo khoản 6 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 thì trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó. Theo đó, trọng tài quy chế có đặc điểm như sau:
- Trung tâm trọng tài là tổ chức không thuộc tổ chức của nhà nước.
- Cơ cấu tổ chức gồm có ban điều hành, ban thư ký và các trọng tài viên.
- Trung tâm trọng tài có thể tự quyết định về những lĩnh vực hoạt động và có quy tắc thực hiện tố tụng riêng. Trong quá trình thực hiện hoạt động, các trung tâm trọng tài có quyền mở rộng cũng như thu hẹp lĩnh vực thực hiện hoạt động, nhưng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài
Theo Điều 31 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài như sau:
- Trường hợp tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn.
- Trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn.
5. Thương lượng trong tố tụng trọng tài
Căn cứ vào Điều 38 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định thì thương lượng trong tố tụng trọng tài như sau:
- Kể từ thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài, các bên vẫn có quyền tự mình thương lượng, thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp.
- Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau chấm dứt việc giải quyết tranh chấp thì có quyền yêu cầu Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp.
III. Một số câu hỏi thường gặp về tố tụng trọng tài
1. Thương lượng, hòa giải trong tố tụng trọng tài được quy định như thế nào?
Tại Điều 9 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định về thương lượng, hòa giải trong tố tụng trọng tài thì:
Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
Theo đó, pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận, thương lượng với nhau về việc giải quyết tranh chấp trong quá trình tố tụng trong quá trình tố tụng trọng tài.
2. Ngôn ngữ trong tố tụng trọng tài giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài có thể sử dụng tiếng anh được không?
Căn cứ Điều 10 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về ngôn ngữ như sau:
- Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì được chọn người phiên dịch ra tiếng Việt.
- Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định.
Theo quy định này thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài có thể sử dụng tiếng anh trong trường hợp do các bên thỏa thuận hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định.
3. Cách thức và trình tự gửi thông báo trong tố tụng trọng tài được quy định ra sao?
Theo Điều 12 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về gửi thông báo và trình tự gửi thông báo như sau:
Nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, cách thức và trình tự gửi thông báo trong tố tụng trọng tài được quy định như sau:
- Các bản giải trình, văn thư giao dịch và tài liệu khác của mỗi bên phải được gửi tới Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài với số bản đủ để mỗi thành viên trong Hội đồng trọng tài có một bản, bên kia một bản và một bản lưu tại Trung tâm trọng tài;
- Các thông báo, tài liệu mà Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi cho các bên được gửi đến địa chỉ của các bên hoặc gửi cho đại diện của các bên theo đúng địa chỉ do các bên thông báo;
- Các thông báo, tài liệu có thể được Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, telegram, thư điện tử hoặc bằng phương thức khác có ghi nhận việc gửi này;
- Các thông báo, tài liệu do Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi được coi là đã nhận được vào ngày mà các bên hoặc đại diện của các bên đã nhận hoặc được coi là đã nhận nếu thông báo, tài liệu đó đã được gửi phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này;
- Thời hạn nhận thông báo, tài liệu được tính kể từ ngày tiếp theo ngày được coi là đã nhận thông báo, tài liệu. Nếu ngày tiếp theo là ngày lễ hoặc ngày nghỉ theo quy định của nước, vùng lãnh thổ nơi mà thông báo, tài liệu đã được nhận thì thời hạn này bắt đầu được tính từ ngày làm việc đầu tiên tiếp theo. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn này là ngày lễ hoặc ngày nghỉ theo quy định của nước, vùng lãnh thổ nơi mà thông báo, tài liệu được nhận thì ngày hết hạn sẽ là cuối ngày làm việc đầu tiên tiếp theo.
Theo đó, việc gửi thông báo và trình tự gửi thông báo trong tố tụng trọng tài được thực hiện theo quy định nêu trên.
IV. Luật sư tư vấn về tố tụng trọng tài
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (Hãng Luật NPLaw) là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín liên quan đến tố tụng trọng tài. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý Khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý Khách có thể cân nhắc lựa chọn Luật sư của NPLaw bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc trở thành người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng. NPLaw rất hân hạnh trở thành đơn vị đồng hành, cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho Quý Khách hàng.
Trên đây là nội dung về tư vấn pháp lý về tố tụng trọng tài. Quý Khách hàng khi có bất cứ thắc mắc hay vấn đề khác liên quan đến pháp lý, vui lòng liên hệ thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn