TRÁCH NHIỆM KHI NGƯỜI THUÊ NHÀ LÀM HỎNG TÀI SẢN.

 

Hiện nay, nhu cầu đến các thành phố lớn, các khu công nghiệp để làm việc, sinh sống dần tăng cao, kéo theo thực trạng số lượng người thuê nhà cũng trở nên đông đúc. Nhằm đảm bảo các quyền lợi hợp pháp trong trường hợp người thuê nhà làm hỏng tài sản, NPLaw xin cung cấp đến Quý bạn đọc bài viết pháp lý về trường hợp người thuê nhà làm hỏng tài sản. Thông qua bài viết này, NPLaw hy vọng sẽ hỗ trợ Quý bạn đọc định hướng và có lựa chọn bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình khi người thuê nhà làm hỏng tài sản.

I. Phân biệt hỏng tài sản và hao mòn tự nhiên khi thuê nhà

1.Như thế nào gọi là tài sản bị hỏng

Tài sản bị hỏng là tình trạng tài sản bị tổn thất, hư hỏng, biến dạng hoặc biến đổi tính chất, công dụng theo hướng tiêu cực do lỗi cố ý, cẩu thả của người sử dụng. Tài sản bị hỏng nằm ngoài sự lường trước của chủ tài sản và không đương nhiên xảy ra nếu không do tác động của người sử dụng.

2.Như thế nào được xem là hao mòn tự nhiên

Hao mòn tự nhiên là tình trạng giảm sút về số lượng, chất lượng, giá trị tài sản ngoài ý muốn của con người trong quá trình sử dụng, bảo quản tài sản và buộc phải xảy ra khi sử dụng tài sản đó. Hao mòn tự nhiên có thể là hao mòn hữu hình (thay đổi tính chất vật lý) hoặc hao mòn vô hình (giảm sút giá trị do tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất lao động).

II. Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê

1.Người thuê nhà làm hỏng tài sản thì có phải bồi thường không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 479 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: “1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường”.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người thuê nhà như sau:

“6. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra”.

Theo đó, người thuê nhà làm hỏng tài sản cho lỗi của mình thì phải bồi thường thiệt hại.

Người thuê nhà làm hỏng tài sản thì phải chịu trách nhiệm gì?

2.Người thuê nhà làm hỏng tài sản thì phải chịu trách nhiệm gì?

Người thuê nhà làm hỏng tài sản có thể phải chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại, trách nhiệm hành chính hoặc thậm chí là trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Theo quy định Điều 65 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp nhà thuê là nhà ở công vụ, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội, mức tiền phạt khi làm hư hỏng nhà thuê từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng tùy thuộc vào hành vi vi phạm.

Theo khoản 1 Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên thuê, trường hợp bên thuê làm mất, hư hỏng tài sản thuê thì có nghĩa vụ bồi thường đối với thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Ngoài ra, bên thuê có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. 

Như vậy, người thuê làm hư hỏng tài sản thuê, nhà thuê có thể chịu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự tùy hành vi và mức độ gây thiệt hại.

III. Giải đáp các thắc mắc về vấn đề người thuê nhà làm hỏng tài sản

1.Làm hư hỏng nhà trọ, người thuê phải bồi thường thế nào?

Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ về xác định thiệt hại phải bồi thường như sau:

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo đó, căn cứ vào thiệt hại cho căn nhà thuê trên thực tế, bên cho thuê có thể thỏa thuận với bên cho thuê về mức bồi thường thiệt hại, hình thức bồi thường thiệt hại (tiền, hiện vật…) hoặc phương thức bồi thường (một lần, định kỳ hoặc nhiều lần…).

Trong đó, các thiệt hại gồm:

- Chi phí sửa chữa nhà thuê, đồ vật thuê kèm theo.

- Tài sản bị hư hỏng hoặc huỷ hoại.

- Lợi ích gắn với việc sử dụng, khai thác nhà thuê cùng tài sản cho thuê kèm theo.

Như vậy, người thuê làm hư hỏng nhà trọ phải bồi thường các thiệt hại thực tế phát sinh do lỗi của mình gây ra.

Người thuê nhà làm hỏng tài sản thì chủ nhà có quyền chấm dứt hợp đồng không?

2.Người thuê nhà làm hỏng tài sản thì chủ nhà có quyền chấm dứt hợp đồng không?

Theo khoản 1 Điều 30 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định như sau:

“1. Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà, công trình xây dựng khi bên thuê có một trong các hành vi sau đây:

a) Thanh toán tiền thuê nhà, công trình xây dựng chậm 03 tháng trở lên so với thời điểm thanh toán tiền đã ghi trong hợp đồng mà không được sự chấp thuận của bên cho thuê;

b) Sử dụng nhà, công trình xây dựng không đúng mục đích thuê;

c) Cố ý gây hư hỏng nghiêm trọng nhà, công trình xây dựng thuê;

d) Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, đổi hoặc cho thuê lại nhà, công trình xây dựng đang thuê mà không có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc không được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản.”

Như vậy, trong trường hợp bên thuê có hành vi cố ý gây hư hỏng nghiêm trọng nhà, công trình xây dựng thuê, chủ nhà có thể chấm dứt hợp đồng cho thuê theo quy định pháp luật.

3.Người thuê nhà làm hỏng tài sản mà không chịu bồi thường phải giải quyết như thế nào?

Trong trường hợp người thuê nhà làm hỏng tài sản mà không chịu bồi thường, bên cho thuê hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê và khởi kiện lên cơ quan tố tụng theo sự thỏa thuận (Tòa án hoặc cơ quan trọng tài) để yêu cầu bồi thường thiệt hại và các khoản chi phí hợp lý khác.

4.Trường hợp người cho thuê trang bị các vật dụng kém chất lượng khiến người thuê sử dụng trong thời gian ngắn dẫn đến từ trạng hư hỏng thì xử lý như thế nào?

Điều 477 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

“1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.

2. Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:

a) Sửa chữa tài sản;

b) Giảm giá thuê;

c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.

3. Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.”

Theo đó, trường hợp bên cho thuê trang bị các vật dụng kém chất lượng dẫn đến tình trạng hư hỏng sau một thời gian ngắn sử dụng mà không do lỗi của bên thuê, bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa hư hỏng, đổi tài sản khác hoặc giảm giá thuê; hoặc bên thuê có thể tự mình sửa chữa và yêu cầu bên cho thuê thanh toán lại chi phí sửa chữa.

5.Để làm rõ trách nhiệm của các bên thì hợp đồng thuê nhà cần lưu ý nội dung gì?

Để làm rõ trách nhiệm của các bên, tại Hợp đồng thuê nhà, các bên cần thống nhất làm rõ các nội dung về quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng thuê, đặc biệt các nội dung pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa cụ thể. Một số nội dung các bên cần lưu ý như sau:

  • Làm rõ thế nào là hao mòn tự nhiên và các hư hỏng nào mà bên thuê có nghĩa vụ bồi thường;
  • Thỏa thuận rõ ràng, cụ thể về mức bồi thường và thời hạn bồi thường khi phát sinh hư hỏng;

IV. Luật sư tư vấn về trường hợp người thuê nhà làm hỏng tài sản.

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan trong trường hợp người thuê nhà làm hỏng tài sản của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các thủ tục pháp lý và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình xem xét, đánh giá trách nhiệm của người thuê nhà làm hỏng tài sản. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Rất mong được hợp tác với Quý Khách hàng.

Trân trọng cảm ơn!


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp