Tranh chấp đất đai không cần hoà giải có được không?

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về sử dụng đất cũng ngày càng gia tăng. Đất đai dần trở thành một loại hàng hóa trao đổi vô cùng giá trị trên thị trường theo quy luật giá trị và quy luật cung cầu. Điều này đã tác động đến tâm lý sở hữu của nhiều người, kéo theo đó là tình trạng tranh chấp đất đai phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước luôn khuyến khích các bên có tranh chấp tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở. Liệu rằng tranh chấp đất đai không cần hòa giải có được không? Khi nào tranh chấp đất đai không cần hòa giải? Hòa giải không thành thì cần làm gì? 

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng NPLaw tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc liên quan đến loại tranh chấp trên. 

1. Tranh chấp đất đai có phải hòa giải không?

Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Theo đó, có thể thấy việc hòa giải tranh chấp đất đai sẽ gồm 3 phương thức chính. Đó là tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở và hòa giải tại UBND cấp xã. Trong đó, việc tự hòa giải và hòa giải cơ sở (thông qua hòa giải viên) là hai phương thức được Nhà nước khuyến khích thực hiện, nhằm tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận giữa các bên. Riêng phương thức còn lại là hòa giải tại UBND cấp xã là phương thức bắt buộc đối với trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP. Cụ thể, việc khởi kiện Tòa án sẽ không được thụ lý đối với vụ án tranh chấp đất đai - ai là người có quyền sử dụng đất chưa được hòa giải tại UBND cấp xã. Điều này có nghĩa là việc tranh chấp đất đai phải hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã nơi có đất trước khi khởi kiện. Trường hợp không hòa giải mà nộp đơn trực tiếp lên Tòa án thì Tòa sẽ không thụ lý vì không đủ điều kiện khởi kiện. 

Như vậy, không phải tất cả các trường hợp tranh chấp đất đai đều bắt buộc phải hòa giải mà chỉ khi tranh chấp có liên quan đến việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất mới bắt buộc phải hòa giải. Các trường hợp còn lại như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì không bắt buộc hòa giải.

2. Khi nào tranh chấp đất đai không cần hòa giải?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, đối với các tranh chấp khác liên quan đến đất đai không bắt buộc phải hòa giải tại UBND xã bao gồm: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,...

Như vậy, trừ trường hợp tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì mới bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Còn đối với các loại tranh chấp vừa nêu trên thì không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã. Do đó, khi xảy ra tranh chấp thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn khởi kiện trực tiếp đến Tòa án nhân dân theo quy định nếu không muốn hòa giải. 

3. Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì cần làm gì?

Theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

+) Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

+) Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết sau:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh (tùy thuộc vào chủ thể tranh chấp)
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân (theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự).

Lưu ý: Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Như vậy, nếu hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì đương sự có thể viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp và nộp đơn này tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc viết đơn khởi kiện và nộp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

4. Tại sao nên tìm luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai?

Đất đai thường có giá trị lớn, do đó việc thực hiện các loại giao dịch liên quan đến loại tài sản này thường tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý và tranh chấp. Nếu không hiểu rõ các quy định pháp luật thì việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu đất sẽ không được đảm bảo. Chính vì vậy mà việc tìm Luật sư giỏi, uy tín để tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai là điều hết sức cần thiết. Đối với Luật sư giỏi lĩnh vực đất đai thì sẽ hỗ trợ tối đa cho khách hàng của mình về các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai, đặc biệt là thủ tục khiếu kiện, khiếu nại về tranh chấp đất đai. 

 

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw là một lựa chọn hàng đầu mà quý khách hàng có thể tin tưởng. Hãy liên hệ cho Luật sư Nguyễn Ngọc Phú - là Giám đốc điều hành Hãng luật NPLaw và là thành viên của Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh. Với nhiều năm kinh nghiệm, cùng vốn kiến thức pháp lý chuyên sâu của mình, Luật sư sẽ tư vấn và hỗ trợ tận tình mọi yêu cầu cho quý khách. Luật sư sẽ đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Để có thể liên hệ với Luật sư Công ty Luật Ngọc Phú vui lòng gửi yêu cầu về địa chỉ email: phu.nguyen@nplaw.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại: 0913449968. 


Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của NPLaw về các quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp đất đai không cần hòa giải, đồng thời giải đáp một số thắc mắc thường gặp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy gửi về email: legal@nplaw.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua số 0913449968.

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp