Pháp luật hiện hành không quy định về khái niệm của hợp đồng kinh tế. Theo đó, có thể hiểu hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng ý kiến, tranh chấp giữa các bên. Vậy tranh chấp hợp đồng kinh tế là gì? Tranh chấp hợp đồng kinh tế được giải quyết ra sao? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tranh chấp hợp đồng kinh tế là sự bất đồng ý kiến của các bên tham gia quan hệ hợp đồng trên thực tế, liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo thoả thuận.
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng kinh tế, thông thường các bên sẽ lựa chọn phương thức sau
1. Thông qua thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng kinh tế, thông thường các bên sẽ lựa chọn phương thức này đầu tiên vì sự đơn giản về mặt thủ tục, không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý, giữ được bí mật kinh doanh, chi phí thấp và ít gây phương hại đến mối quan hệ giữa các bên.
Mặt khác, vì đây là phương thức giải quyết tranh chấp không chính thức, các bên tham gia thương lượng không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý nên việc thực hiện sẽ dựa trên sự thiện chí, tinh thần hợp tác giữa các bên, nếu không, việc thương lượng sẽ thất bại và phải sử dụng phương thức khác để giải quyết.
2. Thông qua Hoà giải
Bên cạnh phương thức thương lượng, hoà giải cũng là phương thức giải quyết tranh chấp thường được các bên lựa chọn khi có tranh chấp hợp đồng kinh tế phát sinh.
Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ các tranh chấp đã phát sinh.
Cũng giống như phương thức thương lượng, hoà giải không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hoà giải. Kết quả hoà giải được thực thi dựa trên sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không chịu bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảm đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hoà giải.
3. Thông qua Trọng tài
Trọng tài cũng là phương thức giải quyết tranh chấp thường được các bên lựa chọn. Theo như phương thức này, thì các bên tranh chấp phải thoả thuận lựa chọn trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 4 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định về Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài bao gồm:
Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Theo quy định tại Điều 5 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:
2.4. Thông qua Toà án
Khi tranh chấp hợp đồng kinh tế phát sinh, nếu các bên không thể tự thương lượng, hoà giải với nhau thì có thể khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết.
Thẩm quyền khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế:
Toà án nơi cư trú của bị đơn hoặc Toà án nơi hợp đồng được thực hiện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của nguyên đơn theo quy định tại Điều 40 Bộ Luật tố tụng Dân sự năm 2015.
Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Toà Án
Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
Bước 2: Thụ lý vụ án
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định như sau:
Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Một số giải đáp về tranh chấp hợp đồng kinh tế
Sau đây là một số thắc mắc về gỉa quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
Trả lời: Các bên tranh chấp hợp đồng kinh tế có thể lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp như Hoà giải, Thương lượng, Trọng Tài hoặc Toà án. Pháp luật hiện hành không bắt buộc các bên phải lựa chọn hình thức khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế ra Toà án mà tuỳ thuộc vào ý chí của các bên và sự thoả thuận về phương thức giải quyết tranh chấp của các bên trong hợp đồng.
Câu hỏi 2. Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế là khởi kiện ra Toà án thì Toà án nào có thẩm quyền giải quyết?
Trả lời: Khi các bên tranh chấp lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp ra Toà án thì Toà án có thẩm quyền sẽ là Toà án nơi bị đơn cư trú hoặc Toà án nơi hợp đồng được thực hiện sẽ có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Câu hỏi 3. Khi tranh chấp hợp đồng kinh tế mà các bên tranh chấp đã thoả thuận trọng tài rồi thì có được khởi kiện ra Toà án không?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được”.
Khoản 1 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại quy định: “Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết”.
Như vậy, khi các bên thoả thuận trọng tài là cơ quan giải quyết khi tranh chấp phát sinh thì Toà án sẽ từ chối thụ lý đơn khởi kiện mà không cần xem xét thoả thuận trọng tài vô hiệu hay thoả thuận trọng tài không thực hiện được. Việc xem xét thoả thuận trọng tài vô hiệu hay thoả thuận trọng tài không thực hiện được là thẩm quyền của Trọng tại thương mại. Trường hợp hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tranh chấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại thì các bên có thể khởi kiện ra Toà án để giải quyết tranh chấp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật NPLaw về tranh chấp hợp đồng kinh tế. Để hiểu rõ những quy định của pháp luật điều chỉnh về nội dung này, quý khách hàng có nhu cầu xin hãy liên hệ ngay đến công ty Luật NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn một cách tốt nhất.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn