Trong những năm qua, trên các mạng xã hội diễn ra sôi nổi tình trạng người dùng bóc phốt nhau công khai, mượn tiếng nói của cộng đồng mạng để đua nhau công kích, lăng mạ và vu khống người khác. Nhiều người đăng tin xấu, không đúng sự thật nhằm xúc phạm, xoi mói đời tư của người khác, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của họ. Vậy vấn đề này gây ảnh hưởng thế nào khi vu khống trên mạng xã hội, có bị xử phạt không? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Danh dự và nhân phẩm là quyền bất khả xâm phạm của con người, được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Hiện nay trên mạng xã hội, luôn tràn ngập những hành vi vu khống người khác. Cụ thể như:
Những hành vi trên đều là sự xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác, làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cũng như công việc của người đó.
Danh dự và nhân phẩm là quyền bất khả xâm phạm của con người, được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Theo khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 có nêu: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm…”.
Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”. Ngoài ra, người tung tin đồn thất thiệt, vu khống người khác trên các trang mạng xã hội có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm. Việc vu khống, xúc phạm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử ( tên Nghị định được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 27/01/2022). Ngoài ra việc xử phạt hành vi vu khống, xúc phạm người khác còn được quy định tại Bộ luật hình sự 2015.
Hành vi bôi nhọ, vu khống người khác trên mạng xã hội sẽ tùy vào mức độ nghiêm trọng, tính chất hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu động cơ mục đích vu khống người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể sẽ bị xử lý hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.
Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vu khống thì:
Như vậy, đối với hành vi bịa đặt hoặc loan truyền là thể hiện cho sự vu khống người khác dù những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Khi danh dự, nhân phẩm của mình bị bôi nhọ, chúng ta có quyền yêu cầu được bảo vệ. Người bị xúc phạm, vu khống có thể yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin xấu đồng thời khởi kiện để yêu cầu bồi thường.Theo đó, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín được quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Ngoài ra, cá nhân bị vu khống có quyền yêu cầu bồi thường.
Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 đã chỉ rõ, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.Ngoài ra có thể khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu bảo vệ hoặc có thể tố cáo hành vi của người vu khống, bôi nhọ đến Cơ quan Công an có thẩm quyền. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về vu khống trên mạng xã hội mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn