Tại Hiến pháp đã nêu rõ mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Chính vì thế, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Trong đời sống xã hội không khó để bắt gặp các hành vi liên quan đến vấn đề xâm phạm bí mật riêng tư của người khác.
Vậy các hình thức xâm phạm bí mật riêng tư của người khác thường gặp trong xã hội như thế nào? Bị xử lý ra sao? Để giải đáp vướng mắc này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc các nội dung pháp lý cơ bản về vấn đề xâm phạm bí mật riêng tư của người khác như sau:
Trong cuộc sống thường ngày, ai cũng có những bí mật đời tư mà bản thân không muốn cho người khác biết. Ở thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các hành vi xâm phạm quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trên mạng xã hội ngày càng nhiều. Việc dễ dàng tiếp cận Internet cộng với sự phổ cập thiết bị công nghệ với đầy đủ các chức năng quay phim, chụp hình, ghi âm... giá rẻ, đã tạo “điều kiện tốt” cho việc theo dõi, can thiệp vào cuộc sống của người khác mà không có sự đồng ý của họ.
Phạm vi của “Quyền được bảo vệ sự riêng tư” đang ngày càng trở nên khó xác định trong thời đại số khi đặt trong bối cảnh với các quyền tự do khác như tự do báo chí, tiếp cận thông tin, tự do ngôn luận. Chính vì thế, có nhiều cá nhân đã lợi dụng mạng xã hội, ngang nhiên vi phạm quyền riêng tư của người khác như tiết lộ bí mật đời tư, tiết lộ thông tin giao dịch ngân hàng của người khác, đưa thông tin xúc phạm uy tín danh dự, nhân phẩm, xâm nhập điện thoại của người khác lấy clip nhạy cảm đưa lên mạng xã hội, thu thập và có thể bán dữ liệu cá nhân cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhưng chưa bị xử lý nhiều.
Bí mật riêng tư được hiểu là những thông tin hợp pháp về đời sống tinh thần, vật chất và các mối quan hệ xã hội của cá nhân trong quá khứ hay hiện tại. Những thông tin này sẽ được pháp luật bảo vệ nếu như nó mang tính hợp pháp và chưa từng được cá nhân đó công khai ở nơi công cộng cho mọi người được biết. Từ đó có thể hiểu xâm phạm bí mật riêng tư của người khác chính là hành vi vi phạm pháp luật mà trong đó một người có các hành vi tiết lộ, phát tán… những thông tin riêng tư của cá nhân khi không được người đó đồng ý trừ trường hợp được phép của luật quy định.
Các hình thức xâm phạm bí mật riêng tư của người khác có thể kể đến như:
Xâm phạm bí mật riêng tư của người khác trên không gian mạng: Các hành vi xâm phạm bí mật riêng tư của người khác trên không gian mạng có thể kể đến:
- Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng;
- Cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật;
- Cố ý nghe, ghi âm, ghi hình trái phép các cuộc đàm thoại;
- Hành vi khác cố ý xâm phạm bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư.
Xâm phạm bí mật riêng tư của người khác qua thư tín:
Bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng khác là một trong những quyền của cá nhân mà pháp luật bảo vệ. các hành vi xâm phạm bí mật thư tín phổ biến mà trong đời sống mỗi chúng ta sẽ thường xuyên bắt gặp là:
- Lén lút trộm cắp thư tín, điện báo… do người khác quản lý và xem, sử dụng thông tin trong đó mà không được người sở hữu hoặc người quản lý đồng ý.
- Cầm hộ, nhận thư hộ người khác nhưng lại bóc ra xem.
- Nghe trộm cuộc nói chuyện của người khác thông qua điện thoại…
- Cha mẹ đọc tin nhắn của con, kiểm soát việc sử dụng điện thoại và cấm không cho con được nhắn tin, gọi điện cho bạn bè, thầy cô hoặc bắt xoá, kiểm tra các tin nhắn giữa con với bạn bè…
Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:
“1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Qua đó có thể thấy pháp luật Việt Nam hiện nay quy định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Các cơ sở để xác định xâm phạm bí mật riêng tư của người khác có thể thông qua hành vi, lời nói, mục đích, động cơ, nguyên nhân... của người đó. Ví dụ, anh Nguyễn Văn Anh do có xích mích cá nhân với anh Nguyễn Văn Ba nên anh Anh đã có hành vi lên mạng xã hội Facebook để livestream công khai một bí mật của anh Ba. Chính vì thế, cơ sở để xác định hành vi của anh Anh là hành vi xâm phạm bí mật riêng tư của người khác đó là:
-Hành vi: dùng mạng xã hội là Facebook công khai một bí mật của anh Ba.
- Nguyên nhân: do có xích mích cá nhân...
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm (điểm a khoản 2 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm m khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Hành vi xâm phạm bí mật thông tin của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác tại Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm của tội này. Người có hành vi xâm phạm bí mật thông tin của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm:
- Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
- Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
- Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
- Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
- Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
Để bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bị xâm phạm bí mật riêng tư nên lựa chọn những tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý hoặc luật sư uy tín. CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung cấp dịch vụ có liên quan đến việc xâm phạm bí mật riêng tư của người khác.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về xâm phạm bí mật riêng tư của người khác NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn