BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI HỢP ĐỒNG DÂN SỰ LÀ GÌ?

Giao dịch dân sự (hợp đồng) được xác lập luôn có điều khoản về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên nào vi phạm nghĩa vụ hợp đồng - gọi là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Hãy cùng NPLaw qua bài viết này tìm hiểu rõ hơn về vấn đề Bồi thường hợp đồng dân sự nhé.

I. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự là gì?

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là hình thức trách nhiệm dân sự đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đã gây ra thiệt hại, theo đó, bên có hành vi vi phạm phải bù đắp những tổn thất vật chất, tinh thần do mình gây ra.

II. Phân biệt bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dân sự

Cơ sở pháp lý: Bộ luật Dân sự năm 2015.

Điểm giống nhau giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng có những nét tương đồng bao gồm:

Thứ nhất, bản chất đều là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

Thứ hai, đều phát sinh khi:

Có thiệt hại xảy ra

Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra

Các bên có thể thỏa thuận hình thức và mức bồi thường khi có thiệt hại xảy ra Điểm khác nhau:

Tiêu chí

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Căn cứ phát sinh

Thứ nhất: được xây dựng nên bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng.

Thứ hai: Chỉ tồn tại khi hợp đồng tồn tại, trách nhiệm này phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.

phát sinh tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người thiệt hại.

Căn cứ xác định trách nhiệm

Thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc. Chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự cũng có thể phát sinh trách nhiệm dân sự.

Bên vi phạm phải chịu trách nhiệm dù đã có hoặc chưa có thiệt hại xảy ra khi bên kia vi phạm hợp đồng.

Hai bên có thể thỏa thuận về những thiệt hại có thể xảy ra và cách thức chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm: hành vi vi phạm pháp luật, có thiệt hại thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thực tế, có lỗi.

Hành vi vi phạm

hành vi này là hành vi vi phạm những cam kết cụ thể, những nghĩa vụ mà hai bên ràng buộc nhau trong hợp đồng.

hành vi này vi phạm những quy định của pháp luật, những quy định do nhà nước ban hành dẫn đến thiệt hại. Ví dụ như: vi phạm hành chính, vi phạm hình sự... 

Phương thức thực hiện

các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường hay phạt vi phạm kể từ khi giao kết hợp đồng.

Bên gây thiệt hại phải bồi thường kịp thời và toàn bộ, thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp, các bên trong quan hệ dân sự có thể không biết nhau cũng như sự việc xảy ra làm phát sinh quan hệ dân sự nên không thỏa thuận được.

Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường và hình thức nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

Yếu tố lỗi

phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

người có hành vi vi phạm có thể chịu trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi trong trường hợp pháp luật quy định.

Thời điểm phát sinh

kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và có bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng.

 

thời điểm phát sinh kể từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại.

Hạn mức bồi thường

Mức bồi thường có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra.

Bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra, mức bồi thường thiệt hại chỉ có thể được giảm trong những trường hợp đặc biệt 

III. Thực trạng về việc bồi thường hợp đồng dân sự hiện nay

Thực tiễn cho thấy trong những năm gần đây, các vụ án về tranh chấp do vi phạm hợp đồng chiếm một tỉ lệ khá cao trong số các vụ án dân sự đã được thụ lý giải quyết. Công tác xét xử của Tòa án đang ngày càng được nâng cao về cả cơ sở vật chất lẫn trình độ chuyên môn của đội ngũ thẩm phán. Nhiều vụ án đã được giải quyết, đảm bảo quyền lợi của các bên. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại những vướng mắc bất cập, nổi bật lên một số vấn đề sauThứ nhất, Về TNBTTH, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định có bốn căn cứ để xác định TNBTTH là có hành vi vi phạm, có lỗi của bên vi phạm, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. 

Thứ hai, là vấn đề về hiệu lực của hợp đồng do Tòa án tuyên. Việc Tòa án tuyên bố một hợp đồng vô hiệu hay có hiệu lực vô cùng quan trọng, đòi hỏi phải thật chính xác, mới có thể đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Thứ ba, trên thực tế, không chỉ xảy ra hiện tượng Tòa án áp dụng pháp luật chưa thực sự chính xác dẫn đến không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, mà trong nhiều trường hợp, do sự kém hiểu biết về pháp luật hay sự chủ quan của các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng, chính họ đã tự đặt mình vào tình thế bất lợi trước đối phương. 

IV. Cần làm gì để tránh bồi thường hợp đồng dân sự

Cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc và các biện pháp bảo đảm cũng như thỏa thuận được ghi trong bản hợp đồng, để tránh những vấn đề bất cập xảy đến

Về nguyên tắc, khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể có quyền thỏa thuận về mọi vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ đó. Do đó, trong quan hệ bồi thường thiệt hại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về tất cả các vấn đề liên quan như mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Việc thỏa thuận này có thể diễn ra trước, trong hoặc sau khi tranh chấp về bồi thường thiệt hại đã được Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, các vấn đề pháp lý có liên quan đến bồi thường thiệt hại sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật. Ví dụ, nếu không thỏa thuận về mức độ bồi thường thì thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ.

V. Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng dân sự 

Việc loại trừ trách nhiệm dân sự là việc vừa đảm bảo quyền lợi của các bên trong giao kết hợp đồng, vừa đảm bảo sự tự nguyện thỏa thuận của các bên vừa hạn chế việc một bên lợi dụng căn cứ này để trốn tránh trách nhiệm. 

Có ba trường hợp loại trừ trách nhiệm dân sự cụ thể như sau:

Thứ nhất, loại trừ trách nhiệm dân sự do sự kiện bất khả kháng, theo đó để được loại trừ thì cần đáp ứng đủ ba điều kiện là sự kiện bất khả kháng xảy ra một cách khách quan, không thể tiên liệu được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép; sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm hợp đồng của bên có nghĩa vụ phải có mối quan hệ nhân quả với nhau và khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng của mình để khắc phục, nhưng không thể khắc phục được và đã vi phạm hợp đồng.

Thứ hai, loại trừ trách nhiệm dân sự do lỗi hoàn toàn của bên có quyền 

“Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được hoàn toàn là do lỗi của bên có quyền”.

“Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua”.

Bên có nghĩa vụ ngoài việc phải chứng minh, mình không có lỗi, vừa phải chứng minh lỗi thuộc về bên có quyền thì lúc đó mới được loại trừ trách nhiệm dân sự

Thứ ba, loại trừ trách nhiệm dân sự do thỏa thuận trong hợp đồng: Ngoài những căn cứ để loại trách nhiệm dân sự do Bộ luật dân sự 2015 quy định thì các bên có thể tự thỏa thuận trong hợp đồng những điều kiện khác mà các bên không phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm hợp đồng khi thỏa mãn các điều kiện đó. 

Như vậy, pháp luật đã để cho các chủ thể tự do thỏa thuận về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thì đương nhiên cũng để cho các chủ thể tự do thỏa thuận về điều khoản loại trừ trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng.

VI. Các câu hỏi thường gặp về bồi thường hợp đồng dân sự

1. Phương thức thực hiện bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự

  • Các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường hay phạt vi phạm kể từ khi giao kết hợp đồng (thể hiện bản chất thỏa thuận của hợp đồng).
  • Việc bồi thường thiệt hại không giải phóng người có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế

2. Yếu tố lỗi trong thiệt hại để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự

Phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra phát sinh khi có ba điều kiện đó là:

  • Có thiệt hại xảy ra;
  • Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của tài sản;
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của tài sản và thiệt hại xảy ra.

Theo đó, khi tài sản gây thiệt hại, lỗi không phải là một trong các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về Bồi thường thiệt hại hợp đồng dân sự NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan