Các quy định pháp luật liên quan đến giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Nước là tài nguyên quý báu và không thể thay thế trong cuộc sống hàng ngày của con người và các hệ sinh thái. Việc bảo vệ và duy trì chất lượng nước là một ưu tiên quan trọng của các chính phủ và tổ chức quốc tế trên toàn thế giới. Trong nỗ lực này, việc điều chỉnh việc xả thải vào nguồn nước là một phần không thể thiếu.

Giấy phép xả nước thải là một công cụ quan trọng trong việc quản lý môi trường, giúp đảm bảo rằng các hoạt động sản xuất, công nghiệp, và sinh hoạt hàng ngày không gây tổn thương đến nguồn nước. Tuy nhiên, việc cấp phép và quản lý giấy phép xả nước thải là một quá trình phức tạp, yêu cầu sự hiểu biết sâu rộng về cả môi trường và quy định pháp luật.

Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào việc phân tích quy trình cấp phép xả nước thải và những thách thức trong quá trình này. Chúng tôi sẽ xem xét cách mà các quốc gia đang tiến hành quản lý việc xả thải vào nguồn nước và đánh giá hiệu quả của hệ thống giấy phép hiện tại.

Bằng cách này, chúng tôi hy vọng rằng bài nghiên cứu này sẽ đóng góp vào việc nâng cao nhận thức về quản lý môi trường và cung cấp góc nhìn sâu sắc về thách thức và cơ hội trong việc điều chỉnh việc xả thải vào nguồn nước.

GIấy phép xả nước

I. Nhu cầu xin cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Theo quy định trước đây về xả thải vào nguồn nước thì tổ chức, cá nhân xả thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ thì không phải xin giấy phép xả thải vào nguồn nước.

Tuy nhiên quy định này hiện nay đã bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 1 Điều 169 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về giấy phép môi trường như sau:

“Điều 8. Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo pháp luật hiện nay thì không cần phải xin giấy phép xả thải. Hiện nay, giấy phép xả thải đã được tích hợp chung với giấy phép môi trường. Do đó, nếu muốn xin giấy phép xả thải thì phải thuộc đối tượng được cấp giấy phép môi trường.

II. Quy định pháp luật liên quan đến Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

1. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là gì?

Giấy phép xả thải là một hồ sơ môi trường của một doanh nghiệp, khi đã đi vào hoạt động, đã có hệ thống xử lý nước thải mà chưa xin phép đấu nối xả thải vào môi trường. 

Giấy phép này giúp cho cơ quan chức năng có thể kiểm tra thống kê được chính xác lưu lượng nước thải thải ra môi trường xung quanh có đạt đúng quy chuẩn của từng loại nước thải theo quy định hay không.

Xin giấy phép xả thải là quá trình lập báo cáo phân tích, đánh giá, ảnh hưởng của xả nước thải đến môi trường nước tiếp nhận (nguồn nước) từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp về công nghệ, quản lý nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả thải nguồn nước phải đảm bảo Quy chuẩn Việt Nam (tùy theo nguồn nước tiếp nhận).

2. Hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường như sau:

“Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;

b) Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;

c) Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.”

Về trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường được thực hiện theo khoản 2 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

“Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:

a) Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật này. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.

Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;

c) Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;

d) Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.”

III. Các thắc mắc liên quan đến Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

1. Đơn đăng ký Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được quy định như thế nào?

Tại khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Theo đó, có thể hiểu giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Đơn đăng ký Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được quy định như thế nào?

2. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước?

Cơ quan cấp giấy phép môi trường, là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho các dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2020, có thể thuộc về các đơn vị như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, phụ thuộc vào quy mô, loại hình và địa bàn hoạt động của dự án, cơ sở.

3. Trường hợp nào cần đăng ký thay đổi Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước?

 Giấy phép môi trường được xem xét điều chỉnh khi:

- Thay đổi nội dung cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở hoặc theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020

- Dự án đầu tư, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm để phù hợp với năng lực hoạt động thực tế.

Hiện nay Mẫu văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trườngđược quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước gồm:

-Hỗ trợ xây dựng hồ sơ pháp lý cho quy trình xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

-Tư vấn về các quy định thủ tục, giấy tờ của quy trình xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

-Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước tại cơ quan có thẩm quyền. 

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến thủ tục xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước mà NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan