CẮT QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Quốc tịch Việt Nam là quốc tịch được nhà nước xác nhận là công dân Việt Nam, được Pháp luật Việt Nam bảo vệ và phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước, ngược lại. Công dân Việt Nam có quyền xin thôi quốc tịch Việt Nam. Bài viết xoay quanh vấn đề về thôi quốc tịch Việt Nam. Vậy làm sao để hiểu thế nào là cắt quốc tịch Việt Nam và những vấn đề liên quan xoay quanh về cắt quốc tịch Việt Nam như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng cắt quốc tịch Việt Nam hiện nay

Cắt quốc tịch Việt Nam hiện nay là vấn đề đang ngày càng tăng lên. Người Việt cắt quốc tịch để ký cam kết với quốc gia mới hoặc để có nhiều lợi ích trong việc công việc và học vấn. Một số người cắt quốc tịch vì không hài lòng với chính sách của chính phủ hoặc cảm thấy không hữu ích khi giữ quốc tịch Việt Nam.

Tuy nhiên, việc cắt quốc tịch Việt Nam đôi khi gây ra nhiều tranh cãi và phản đối từ phía cộng đồng Việt kiều và người Việt ở nước ngoài. Họ cho rằng việc cắt quốc tịch là vi phạm lòng yêu nước và tôn trọng tổ tiên, làm mất đi sự kết nối với đất nước và người thân.

Tính đến nay, chính phủ Việt Nam cũng đã có những chính sách và biện pháp để kiểm soát việc cắt quốc tịch và đối phó với những trường hợp cắt quốc tịch không đúng quy định. Đồng thời, cần có những giải pháp để ngăn chặn tình trạng cắt quốc tịch làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa Việt Nam và cộng đồng Việt kiều trên thế giới.

Thực trạng cắt quốc tịch Việt Nam hiện nay

II. Quy định pháp luật về cắt quốc tịch Việt Nam

1. Cắt (thôi) quốc tịch Việt Nam là gì?

Căn cứ Điều 1 Luật Quốc tịch 2008 quy định:

"Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam."

Như vậy, có thể hiểu: Cắt (thôi) quốc tịch Việt Nam là không còn quốc tịch do xin thôi quốc tịch và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.

2. Căn cứ để cắt (thôi) quốc tịch Việt Nam

Theo Khoản 1 Điều 27 Luật Quốc tịch 2008 quy định: "Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam."

Có thể thấy, việc cắt (thôi) quốc tịch Việt Nam là hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của công dân Việt Nam. Nó được thể hiện bằng đơn với mục đích để nhập quốc tịch nước ngoài; hoặc đã có quốc tịch nước ngoài; hoặc đang có quốc tịch Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Mà thông qua các lý do trên để nay tự nguyện xin thôi quốc tịch Việt Nam; nhằm được hưởng quyền lợi của nước mà họ đang là công dân. Tuy nhiên, không phải cứ ai có đơn xin thì đều được Chủ tịch nước xem xét; quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam.

Cắt (thôi) quốc tịch Việt Nam là gì

3. Hồ sơ xin cắt (thôi) quốc tịch Việt Nam

Theo Khoản 1 Điều 28 Luật Quốc tịch 2008 quy định:

"Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam bao gồm:

a) Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;

b) Bản khai lý lịch;

c) Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật này;

d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

đ) Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;

e) Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;

g) Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam."

* Lưu ý: Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ sau: phiếu lý lịch tư pháp; giấy xác nhận về việc không nợ thuế; quyết định nghỉ hưu, cho thôi việc,... đối với cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân

III. Giải đáp một số câu hỏi về cắt (thôi) quốc tịch Việt Nam

1. Thủ tục giải quyết hồ sơ xin cắt (thôi) quốc tịch Việt Nam

Theo Điều 29 Luật Quốc tịch 2008 quy định như sau:

-Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin thôi quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

-Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở trong nước thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương trong ba số liên tiếp và gửi đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp; trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên Trang thông tin điện tử của mình.

-Thông báo trên Trang thông tin điện tử phải được lưu giữ trên đó trong thời gian ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.

-Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.

-Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.

-Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

-Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

-Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.

-Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.

-Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

-Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

2. Trường hợp xin cắt (thôi) quốc tịch Việt Nam được miễn thủ tục xác minh về nhân thân

Tại Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định miễn thủ tục xác minh về nhân thân như sau:

“Miễn thủ tục xác minh về nhân thân

Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của những người thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân:

1. Người dưới 14 tuổi;

2. Người sinh ra và định cư ở nước ngoài;

3. Người đã định cư ở nước ngoài từ 10 năm trở lên;

4. Người đã được xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình.”

Như vậy, các trường hợp trên thì xin cắt (thôi) quốc tịch Việt Nam được miễn thủ tục xác minh về nhân thân.

3. Trường hợp nào thì bị tước quốc tịch Việt Nam

Theo điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam, các trường hợp công dân bị tước quốc tịch Việt Nam được quy định như sau:

-Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi: Gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

-Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định thuộc căn cứ tước quốc tịch Việt Nam nêu trên.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về cắt (thôi) quốc tịch Việt Nam.

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề cắt quốc tịch Việt Nam. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan