Với tình hình đại dịch Covie – 19 đang ngày càng diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây, đã khiến không ít doanh nghiệp chịu ảnh hưởng dẫn đến ngừng hoạt động trọng một thời gian dài, sự ảnh hưởng này tác động trực tiếp đến thu nhập từ người lao động, trong đó có người lao động đang cách ly điều trị Covie – 19. Hãy cùng NPLaw tiếp cận các chính sách hỗ trợ mùa dịch của Chính phủ ngay trong bài viết này.
Những điều cần biết về chính sách hỗ trợ cho người lao động trong mùa dịch Covid
Chính phủ đã ban hành những chính sách hỗ trợ mùa dịch đến các tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covie – 19, nhằm hỗ trợ kịp thời đến người lao động, doanh nghiệp. Vậy, người lao động, người đang điều trị Covie – 19, người cách lý y tế để phòng chống Covie – 19 sẽ được hưởng những chính sách nào, hãy cùng NPLaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Nội dung chính sách hỗ trợ người lao động, người cách ly do Covie – 19
Hiện nay, theo Nghị quyết 68/NQ – CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covie – 19 có quy định 12 chính sách hỗ trợ. Trong nội dung bài viết này, chủ yếu nói đến các chính sách hỗ trợ cho người lao động, người đang điều trị Covie – 19, người cách lý y tế để phòng chống Covie – 19 thông qua các chính sách: Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; Chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covie – 19, cách ly y tế; Chính sách hỗ trợ lao động tự do và một số đối tượng đặc thù khác.

Đối tượng được hỗ trợ
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covie – 19 trong thời gian từ ngày 01/05/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Trẻ em (người dưới 16 tuổi theo quy định của Luật Trẻ em) và người đang điều trị Covie – 19 (F0). Trẻ em (người dưới 16 tuổi theo quy định của Luật Trẻ em) và người cách ly y tế để phòng, chống Covie – 19 (F1).
Lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác (do Chính quyền cấp tỉnh quy định tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của từng địa phương).

Điều kiện và mức hỗ trợ
(i) Đối tượng người lao động
- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
- Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01/05/2021 đến hết ngày 31/12/2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Mức hỗ trợ: 3.710.000 đồng/người
Hỗ trợ thêm
- Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người;
- Người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.
(ii) Đối tượng đang thực hiện cách ly, điều trị do nhiễm Covie – 19
- Điều kiện: Việc điều trị do nhiễm Covie – 19 (F0) hoặc cách ly y tế (F1) phải theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Mức hỗ trợ:
- Đối với trường hợp điều trị nhiễm COVID 19 (F0): Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày; từ ngày 27/04/2021 đến ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.
- Đối với các trường hợp người thực hiện cách ly y tế (F1): Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày, từ ngày 27/04/2021 đến ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.
- Đối với trẻ em trong thời gian điều trị do nhiễm Covie – 19 hoặc cách ly y tế:
- Được hỗ trợ thêm một lần mức 1.000.000 đồng/trẻ em.
- Ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí đối với các chi phí ngoài phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế và chi phí khám, chữa bệnh đối với trẻ em không có thẻ bảo hiểm y tế.
(iii) Đối tượng quy định theo điều kiện và khả năng địa phương
- Điều kiện: Do Chính quyền cấp tỉnh quy định tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của từng địa phương
- Mức hỗ trợ: Tối thiểu 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động th eo yêu cầu của địa phương.
Hồ sơ đề nghị, trình tự thực hiện tiếp cận chính sách hỗ trợ mùa dịch
- Đối tượng (i): Điều 23 Quyết định 23/2021/QĐ – TTg ngày 07/7/2021
- Đối tượng (ii): Điều 27 Quyết định 23/2021/QĐ – TTg ngày 07/7/2021
- Đối tượng (iii): Theo quy định cụ thể của từng địa phương. (Ví dụ: Quyết định số 2045/QĐ – UBND ngày 16/07/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa; Quyết định số 09/2021/QĐ – UBND ngày 16/07/2021 của UBND tỉnh Bình Dương; Công văn số 2512/UBND – VX ngày 28/07/2021 của UBND TP. Hồ Chí Minh)
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn