Việc công khai tài sản công phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật; trường hợp không thực hiện công khai hoặc công khai không đầy đủ, kịp thời, chính xác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vậy làm sao để hiểu thế nào là công khai tài sản công là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh công khai tài sản công như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 thì tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm:
- Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
- Tài sản công tại doanh nghiệp;
- Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước;
- Đất đai và các loại tài nguyên khác.
Công khai tài sản công là việc công bố thông tin về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống hành chính nhà nước. Đây là một biện pháp nhằm tăng cường sự minh bạch, chống tham nhũng và tạo sự tin tưởng của người dân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các thông tin công khai bao gồm danh sách tài sản, giá trị, nguồn gốc, quyền sở hữu và quản lý tài sản.
Việc công khai tài sản công nhằm tăng tính minh bạch, trung thực và trách nhiệm của các cán bộ, công chức trong việc quản lý tài sản công và phòng chống tham nhũng. Công khai tài sản công giúp người dân có thể theo dõi và kiểm tra việc sử dụng tài sản công của các cán bộ, công chức và đảm bảo sự công bằng trong việc phân phối tài sản công. Nó cũng giúp tăng cường sự đồng thuận và tin tưởng của người dân đối với chính quyền, và đóng góp vào việc xây dựng một xã hội công bằng và minh bạch.
Việc công khai tài sản công phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật; trường hợp không thực hiện công khai hoặc công khai không đầy đủ, kịp thời, chính xác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, định mức, thủ tục hành chính về tài sản công;
Thứ hai, tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công;
Thứ ba, tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công.
Một là, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Hai là, niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công;
Ba là, công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công;
Bốn là, hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công:
Nội dung chủ yếu của Quyết định thu hồi tài sản công gồm:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản bị thu hồi thực hiện bàn giao đầy đủ tài sản và các hồ sơ có liên quan đến tài sản cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, cụ thể như sau:
- Bàn giao cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi;
- Bàn giao cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định thu hồi;
- Bàn giao cho Sở Tài chính đối với tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh quyết định thu hồi;
- Bàn giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện đối với tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định thu hồi;
Trường hợp thu hồi tài sản công theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công:
Trường hợp qua kiểm tra, xác minh, tài sản không thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định của pháp luật, cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 Nghị định này có văn bản thông báo đến cơ quan đã kiến nghị được biết;
Trường hợp thu hồi tài sản công theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, trình tự, thủ tục thu hồi thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp pháp luật liên quan không có quy định về trình tự, thủ tục thì thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thu hồi tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản thu hồi hạch toán giảm tài sản và báo cáo kê khai biến động tài sản công theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định này.
Đối với tài sản thu hồi được xử lý theo các hình thức quy định tại Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, chi phí bàn giao, tiếp nhận tài sản thu hồi và chi phí xử lý tài sản thu hồi được thực hiện như sau:
Đối với tài sản thu hồi được đưa vào khai thác, chi phí bàn giao, tiếp nhận tài sản thu hồi và chi phí khai thác tài sản thu hồi được sử dụng từ nguồn thu được từ việc khai thác tài sản bị thu hồi.
Căn cứ khoản 4 Điều 122 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về hình thức và trách nhiệm công khai tình hình sử dụng tài sản công như sau:
Theo đó, các cơ quan có trách nhiệm trong việc công khai tình hình sử dụng tài sản công bao gồm: Bộ Tài chính, bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và các cơ quan khác có liên quan.
Tại khoản 3 Điều 122 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về thời điểm công khai như sau: Định kỳ hằng năm, theo thời hạn báo cáo tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 130 Nghị định này. Thời hạn công khai là 30 ngày.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 130 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về thời hạn báo cáo tình hình quản lý và sử dụng tài sản công hàng năm như sau:
Thời hạn báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công hằng năm quy định như sau:
Như vậy, việc công khai tình hình sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện định kỳ hàng năm với các mốc thời gian cụ thể như trên.
Thời hạn công khai là 30 ngày.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 122 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định việc công khai tình hình sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị như sau:
Việc công khai được chia theo các nhóm tài sản sau:
Các chỉ tiêu công khai:
Trường hợp được người bán, người cung cấp trả hoa hồng, chiết khấu hàng bán hoặc khuyến mãi thì phải thực hiện công khai việc nhận và xử lý các khoản này theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, việc công khai tình hình sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện theo các chỉ tiêu về chủng loại và số lượng, đồng thời còn theo các chỉ tiêu về giá trị, nguồn hình thành,... cụ thể như trên.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề công khai tài sản công. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn