Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, trường hợp người chết để lại di sản nhưng không có người thừa kế thì di sản được xử lý như thế nào? NPLaw sẽ phân tích một số quy định về di sản thừa kế không có người thừa kế trong bài viết dưới đây.
Theo quy định hiện nay, di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Có hai hình thức thừa kế di sản là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Điều 622 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, tài sản không có người nhận thừa kế được xử lý như sau: “Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”.
Như vậy, di sản thừa kế không có người thừa kế là tài sản do người chết để lại nhưng không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng người đó không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản.
Trường hợp được xem là di sản thừa kế không có người thừa kế bao gồm:
Theo Điều 622 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tài sản không có người nhận thừa kế như sau: “Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”.
Như vậy, khi di sản thừa kế không có người thừa kế thì số tài sản sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài sản sẽ thuộc về Nhà nước.
Trường hợp người thừa kế theo di chúc từ chối nhận di sản thì di sản này sẽ được chia theo quy định pháp luật theo Điểm d khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Nếu các người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật đều từ chối nhận di sản thì được xem là di sản thừa kế không có người thừa kế theo Điều 622 Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015, thời hiệu thừa kế được quy định như sau:
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này”.
Theo Điều 236 Bộ luật dân sự năm 2015: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Như vậy, Di sản thừa kế sau khi hết thời hiệu 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản mà không có người thừa kế yêu cầu chia di sản thì di sản sẽ thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu. Người chiếm hữu di sản phải ngay tình, liên tục, công khai trong thời gian 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản.
Theo Điều 615 Bộ luật dân sự năm 2015, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được thực hiện trong phạm vi di sản. Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2015:
Như vậy, việc nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đối với cá nhân, pháp nhân được thực hiện trong phạm vi di sản do người chết để lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ mai táng, cấp dưỡng… theo quy định trên.
Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về di sản thừa kế không có người thừa kế. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.
Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn