Hợp đồng mua bán phần mềm: Những vấn đề pháp lý cần biết

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ, việc ký kết hợp đồng mua bán phần mềm diễn ra ngày càng phổ biến. Hợp đồng mua bán phần mềm là một trong những loại hợp đồng quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nơi việc sở hữu và chuyển nhượng quyền sử dụng phần mềm được quy định rõ ràng giữa các bên. 

Vậy khi giao kết và thực hiện hợp đồng, các bên cần lưu ý những vấn đề pháp lý gì? Sau đây, NPLAW sẽ tư vấn pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán phần mềm. 

I. Tìm hiểu về hợp đồng mua bán phần mềm

Hợp đồng mua bán phần mềm là một thỏa thuận pháp lý giữa hai hoặc nhiều bên (bên bán và bên mua), trong đó bên bán đồng ý chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng phần mềm cho bên mua với một khoản tiền nhất định hoặc các điều kiện thương mại khác. Hợp đồng này không chỉ quy định về việc mua bán sản phẩm phần mềm mà còn liên quan đến các vấn đề pháp lý quan trọng như quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật thông tin, bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật và các nghĩa vụ của các bên liên quan.

Hợp đồng mua bán phần mềm có thể được phân thành các loại cơ bản sau:

  • Hợp đồng mua bán phần mềm độc quyền: Bên mua nhận quyền sử dụng phần mềm độc quyền, tức là không có bên nào khác có thể sử dụng phần mềm đó.
  • Hợp đồng mua bán phần mềm không độc quyền: Bên mua chỉ được cấp phép sử dụng phần mềm trong một phạm vi nhất định, có thể có nhiều người khác cũng sử dụng phần mềm này.
  • Hợp đồng cấp phép sử dụng phần mềm (Software License Agreement): Thực tế, đây là một dạng hợp đồng phổ biến trong việc mua bán phần mềm. Trong đó, bên bán cấp phép cho bên mua quyền sử dụng phần mềm, nhưng không chuyển nhượng quyền sở hữu. Phần mềm sẽ vẫn thuộc sở hữu của bên bán, và bên mua chỉ có quyền sử dụng trong phạm vi và thời gian đã được thỏa thuận.

II. Quy định pháp luật về hợp đồng mua bán phần mềm

1. Hợp đồng mua bán phần mềm là gì?

Phần mềm là loại hàng hóa vẫn còn rất mới tại Việt Nam, chỉ 20 năm trở lại đây với sự bùng phát của công nghệ thông tin, hàng triệu phần mềm lớn nhỏ thi nhau ra đời với mục đích phục vụ các nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Giá trị của các phần mềm cũng từ nhỏ tới lớn và rất lớn, việc định giá phần mềm lên tới hàng trăm triệu đồng hay cả tỷ đồng cũng không còn hiếm gặp.

Còn hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015).

Như vậy, có thể hiểu: Hợp đồng mua bán phần mềm là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên bán có trách nhiệm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng phần mềm cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

2. Những điều khoản nào cần có trong một hợp đồng mua bán phần mềm để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản có liên quan, doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác có quyền tự do thỏa thuận và ký kết Hợp đồng mua bán phần mềm, nhưng để xác định được quyền hợp pháp đó và tư cách chủ thể của các bên thì cần phải đảm bảo các thông tin sau:

  • Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Tên tổ chức, doanh nghiệp; Trụ sở; Giấy phép thành lập và người đại diện;
  • Đối với cá nhân: Họ và tên; Số chứng minh thư/căn cước công dân/hộ chiếu; Địa chỉ thường trú.
  • Giá chuyển nhượng: Khi hên bên đã có thỏa thuận đi đến quyết định mua bán phần mềm thì giá chuyển nhượng trong hợp đồng phần mềm rất quan trọng. Đây cũng là căn cứ để xác định giá trị của phần mềm đó.

  • Phương thức thanh toán, hình thức thanh toán: Phương thức thanh toán trong hợp đồng phần mềm là rất quan trọng, do hai bên thỏa thuận, có thể thanh toán một lần hoặc nhiều lần tùy vào ý chí của mỗi bên. Căn cứ này cũng có thể ràng buộc các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Bản quyền phần mềm: Không ít trường hợp tranh chấp về bản quyền phần mềm dù đã có giao dịch mua bán. Do đó việc quy định ai có quyền sở hữu bản quyền phần mềm đó cần được thể hiện rõ tại Hợp đồng mua bán phần mềm khi giao kết.
  • Điều khoản bảo mật: Các bên có thể bao gồm các điều khoản bảo mật nhằm bảo vệ thông tin nhạy cảm liên quan đến phần mềm, đặc biệt khi phần mềm chứa các bí mật công nghệ hoặc dữ liệu người dùng.
  • Điều khoản bảo hành: Bên bán có thể cam kết bảo hành phần mềm trong một khoảng thời gian nhất định, đảm bảo rằng phần mềm hoạt động đúng như cam kết, và sửa chữa lỗi trong suốt thời gian bảo hành.
  • Điều khoản về vi phạm hợp đồng: Quy định về các biện pháp xử lý khi một trong các bên vi phạm hợp đồng, bao gồm việc bồi thường thiệt hại hoặc các hình thức xử lý khác.

3. Hợp đồng mua bán phần mềm có cần ghi rõ các tính năng, yêu cầu kỹ thuật và thời hạn bảo hành phần mềm không?

Việc ghi rõ tính năng và yêu cầu kỹ thuật của phần mềm trong hợp đồng là rất cần thiết để đảm bảo phần mềm được cung cấp đáp ứng đúng nhu cầu và kỳ vọng của bên mua. Những điều này giúp các bên có một cái nhìn rõ ràng về những gì phần mềm sẽ làm được và đảm bảo phần mềm không bị thiếu chức năng hoặc không hoạt động đúng như mong đợi.

  • Tính năng của phần mềm: Các tính năng cần được mô tả chi tiết trong hợp đồng, như giao diện người dùng, chức năng chính, các công cụ hỗ trợ, tính năng bảo mật,... Điều này giúp đảm bảo rằng bên mua sẽ nhận được phần mềm đúng với các chức năng đã thỏa thuận.
  • Yêu cầu kỹ thuật: Hợp đồng cần nêu rõ các yêu cầu kỹ thuật của phần mềm như nền tảng, hệ điều hành, phần cứng yêu cầu, cấu hình tối thiểu để phần mềm hoạt động hiệu quả, tốc độ xử lý, tính tương thích với các hệ thống khác, v.v.

III. Một số thắc mắc về hợp đồng mua bán phần mềm

1. Hợp đồng mua bán phần mềm có phải công chứng, chứng thực không?

Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể hợp đồng mua bán phần mềm phải công chứng, chứng thực. Như vậy, trong hợp đồng mua bán phần mềm, việc công chứng hoặc chứng thực không phải là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật tại Việt Nam, trừ khi các bên có thỏa thuận khác hoặc có yêu cầu đặc biệt liên quan đến một số điều khoản cụ thể.

2. Được xác lập hợp đồng mua bán phần mềm đối với loại sản phầm phần mềm nào?

Hợp đồng mua bán phần mềm có thể được xác lập đối với mọi loại phần mềm, miễn là phần mềm đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp và các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận với nhau về các điều kiện mua bán. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hợp đồng mua bán phần mềm thường được áp dụng cho các loại phần mềm dưới đây:

  • Phần mềm văn phòng (Microsoft Office, Google Workspace, …)
  • Phần mềm kế toán, quản lý doanh nghiệp (SAP, Oracle, QuickBooks, …)
  • Phần mềm diệt virus, phần mềm bảo mật (Norton, McAfee, …)
  • Phần mềm ứng dụng di động (ứng dụng di động cho điện thoại thông minh, máy tính bảng).
  • Phần mềm độc quyền (Proprietary Software)
  • Phần mềm mã nguồn mở (Open Source Software)....

3. Nếu phát sinh tranh chấp về lỗi hoặc chất lượng phần mềm, bên nào sẽ chịu trách nhiệm kiểm chứng?

Khi có tranh chấp về lỗi hoặc chất lượng phần mềm trong hợp đồng mua bán phần mềm, việc xác định bên chịu trách nhiệm kiểm chứng sẽ phụ thuộc vào các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng và các quy định pháp lý liên quan. Cụ thể:

  •  Trách nhiệm kiểm chứng thuộc về bên bán (Nhà cung cấp phần mềm)
  • Bảo hành và hỗ trợ: Bên bán thường cam kết bảo hành phần mềm trong một thời gian nhất định sau khi giao hàng hoặc bàn giao. Điều này có nghĩa là bên bán sẽ chịu trách nhiệm kiểm chứng chất lượng phần mềm và khắc phục lỗi nếu phần mềm không hoạt động đúng như cam kết.
  • Phạm vi trách nhiệm của bên bán: Trách nhiệm của bên bán bao gồm việc xác nhận lỗi phần mềm, đưa ra các biện pháp sửa chữa, và sửa lỗi hoặc cung cấp bản cập nhật để khắc phục sự cố. Bên bán cũng sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp phần mềm không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật hoặc tính năng đã thỏa thuận.
  • Trách nhiệm kiểm chứng thuộc về bên mua (Khách hàng)
  • Kiểm tra tính tương thích: Bên mua cần đảm bảo rằng phần mềm tương thích với hệ thống của mình. Điều này có thể bao gồm việc thử nghiệm phần mềm trước khi chính thức triển khai trong môi trường làm việc.
  • Đảm bảo điều kiện sử dụng phần mềm: Bên mua có trách nhiệm kiểm tra phần mềm khi nhận, đảm bảo phần mềm đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật đã thỏa thuận và không có vấn đề về chức năng hay bảo mật.

4. Khi phát sinh tranh chấp về nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán phần mềm, giải quyết thế nào?

Thực tế, hiện nay các tranh chấp về nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán phần mềm thường được giải quyết bằng một trong bốn phương thức chính sau đây:

  • Giải quyết thông qua thương lượng: Là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng được ưu tiên lựa chọn trước tiên. Trong thực tế, đa số các tranh chấp liên quan đến kinh doanh, thương mại đều được giải quyết bằng phương thức này. Pháp luật cũng khuyến khích các bên sử dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết tranh chấp, trên nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích của cả hai bên.
  • Giải quyết thông qua hòa giải: Phương thức này được thực hiện thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/trung tâm hòa giải) tiến hành cùng nhau bàn bạc và thỏa thuận, cuối cùng đi đến thống nhất một phương án giải quyết tranh chấp giữa hai bên và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận thông qua hòa giải.
  • Giải quyết thông qua trọng tài: Nghĩa là các bên sẽ đưa ra tranh chấp đã phát sinh giữa họ để Trọng tài giải quyết, sau đó Trọng tài sẽ xem xét sự việc, đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế hai bên phải thi hành.
  • Giải quyết thông qua tòa án: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mà hai bên sẽ thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.

5. Lưu ý khi soạn mẫu hợp đồng mua bán phần mềm là gì?

  • Thoả thuận trong Hợp đồng phải luôn đảm bảo các điều khoản về thời gian bàn giao, công dụng, chức năng hướng tới của phần mềm, sự ổn định, hiệu quả khi đưa phần mềm vào ứng dụng, các trách nhiệm bên cạnh khác như sự tương thích với hệ thống, dễ tiếp cận khách hàng, công nghệ mã nguồn mới, tính bảo mật cao và quan trọng hơn hết là các điều khoản về thanh toán, phạt và cam kết bảo trì, trách nhiệm sửa chữa, sửa lỗi hệ thống nếu có phát sinh.
  • Nội dung của hợp đồng về việc mua bán phần mềm sẽ có các điều khoản về việc hỗ trợ và bảo hành, chăm sóc định kỳ. Ngoài ra hai bên còn có thể thỏa thuận về một số điều khoản để làm rõ về trách nhiệm cũng như công việc đối với quá trình triển khai hay bàn giao phần mềm.
  • Bên bán sẽ có nghĩa vụ đến văn phòng, trụ sở của bên mua để có thể thực hiện việc cài phần mềm vào hệ thống theo như yêu cầu. Trong quá trình thực hiện thì bên mua có những quyền như giám sát và đưa ra các ý kiến nếu như có căn cứ. Có thể đôn đốc và nhắc nhở bên bán thực hiện đúng với tiến độ bàn giao.
  • Khi đã thực hiện lắp đặt xong phần mềm thì bên mua có quyền nghiệm thu các sản phẩm và kiểm tra lắp đặt. Việc kiểm tra sẽ nhận thấy được tổng thể các vấn để như hiệu suất, chất lượng phần mềm có đạt đúng yêu cầu như thỏa thuận không. Nếu không đạt yêu cầu thì có thể từ chối sản phẩm và yêu cầu bên bán phải lắp đặt lại hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán phần mềm

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng mua bán phần mềm. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan