KHI BỊ NỢ TIỀN THUÊ NHÀ THÌ CÓ ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ KHÔNG?

Mục lục Ẩn

  1. I. Thực trạng nợ tiền thuê nhà hiện nay
  2. II. Quy định pháp luật về nợ tiền thuê nhà
    1. 1. Hiểu như thế nào về nợ tiền thuê nhà
    2. 2. Nghĩa vụ của người thuê nhà
    3. - Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê của người thuê nhà (khoản 1 Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015):
    4. - Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích của người thuê nhà (Điều 480 Bộ luật Dân sự 2015):
    5. - Nghĩa vụ trả tiền thuê của người thuê nhà (Điều 481 Bộ luật Dân sự 2015):
    6. - Nghĩa vụ trả lại tài sản thuê của người thuê nhà (Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015):
    7. 3. Khi bị nợ tiền thuê nhà thì có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà không?
  3. III. Một số thắc mắc về nợ tiền thuê nhà
    1. 1. Có cần phải thông báo trước khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà nếu người thuê nợ tiền thuê nhà không?
    2. 2. Có được phạt vi phạm khi người thuê nợ tiền thuê nhà không?
    3. 3. Cho thuê nhà có hợp đồng nhưng người thuê không trả tiền nhà, không trả nhà, vậy chủ nhà cần phải làm gì để bảo vệ mình?
    4. Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
    5. 4. Người thuê nhà nợ tiền thuê nhà rồi trốn thì bị xử lý như thế nào?
    6. 5. Có thể bán tài sản của người thuê nhà nếu họ không thanh toán tiền thuê nhà theo hợp đồng hay không?
  4. IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan nợ tiền thuê nhà

Hiện nay, tình trạng nợ tiền thuê nhà diễn ra ngày càng nhiều, điều này ảnh hưởng rất lớn đến người cho thuê. Vậy khi bị nợ tiền thuê nhà thì có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà không? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về vấn đề liên quan đến nợ tiền thuê nhà trong bài viết dưới đây.

Thực trạng nợ tiền thuê nhà hiện nay

I. Thực trạng nợ tiền thuê nhà hiện nay

Hiện nay, tình trạng đã quá thời hạn trả tiền thuê nhà nhưng chủ nhà vẫn chưa nhận được tiền thuê như thỏa thuận trong hợp đồng không còn quá xa lạ. Thực trạng nợ tiền thuê nhà xảy ra càng ngày nhiều khiến chủ nhà bị ảnh hưởng nhiều cả về thời gian và tiền bạc. Theo quy định pháp luật, việc người thuê nhà không trả tiền thuê nhà đúng thời hạn thì chủ nhà có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu người thuê trả tiền chậm trả và phải bồi thường thiệt hại nếu có thỏa thuận.  

II. Quy định pháp luật về nợ tiền thuê nhà

1. Hiểu như thế nào về nợ tiền thuê nhà

Tiền thuê nhà là tiền thuê mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, người thuê nhà phải trả một khoản tiền thuê nhà cho chủ nhà trong kỳ hạn đã thỏa thuận.

Nợ tiền thuê nhà có thể hiểu là việc người thuê nhà không thực hiện thanh toán khoản tiền thuê nhà khi quá thời hạn trả tiền thuê. 

Nghĩa vụ của người thuê nhà

2. Nghĩa vụ của người thuê nhà

- Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê của người thuê nhà (khoản 1 Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015):

  • Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ;
  • Nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
  • Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.

- Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích của người thuê nhà (Điều 480 Bộ luật Dân sự 2015):

  • Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
  • Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Nghĩa vụ trả tiền thuê của người thuê nhà (Điều 481 Bộ luật Dân sự 2015):

  • Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.
  • Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

- Nghĩa vụ trả lại tài sản thuê của người thuê nhà (Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015):

  • Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; Nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.
  • Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; Bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.
  • Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.

Ngoài ra, người thuê và người cho thuê có thể thỏa thuận thêm các quyền và nghĩa vụ khác trong hợp đồng thuê nhà.

3. Khi bị nợ tiền thuê nhà thì có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà không?

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

  • Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng.

Theo đó, khi bị nợ tiền thuê nhà từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng thì bên cho thuê nhà được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà. 

Một số thắc mắc về nợ tiền thuê nhà

III. Một số thắc mắc về nợ tiền thuê nhà

1. Có cần phải thông báo trước khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà nếu người thuê nợ tiền thuê nhà không?

Theo khoản 4 Điều 132 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

  • Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trước khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà nếu người thuê nợ tiền thuê nhà thì bên cho thuê phải thông báo cho người thuê biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Có được phạt vi phạm khi người thuê nợ tiền thuê nhà không?

Theo khoản 4 Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.”

Theo đó, nếu các bên có thỏa thuận phạt vi phạm về tiền thuê nhà thì bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm khi người thuê nợ tiền thuê nhà.

Cho thuê nhà có hợp đồng nhưng người thuê không trả tiền nhà, không trả nhà, vậy chủ nhà cần phải làm gì để bảo vệ mình?

3. Cho thuê nhà có hợp đồng nhưng người thuê không trả tiền nhà, không trả nhà, vậy chủ nhà cần phải làm gì để bảo vệ mình?

Theo khoản 1 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

  • Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

  • Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; Bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.

Theo đó, khi hết hạn thuê nhà nhưng người thuê không trả tiền nhà, không trả nhà thì chủ nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bên thuê trả lại nhà. Trường hợp bên thuê chậm trả nhà thì chủ nhà có quyền yêu cầu bên thuê trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại.

4. Người thuê nhà nợ tiền thuê nhà rồi trốn thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

Theo đó, trong trường hợp người thuê nhà nợ tiền thuê nhà rồi bỏ trốn không trả lại nhà cho thuê thì người thuê nhà sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. 

Nếu người thuê bỏ trốn cố tình không trả tiền thuê nhà, bên cho thuê có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. 

5. Có thể bán tài sản của người thuê nhà nếu họ không thanh toán tiền thuê nhà theo hợp đồng hay không?

Căn cứ Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao kết hợp đồng như sau:

  • Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Theo khoản 1 Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 thì các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

Theo đó, nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng về phương thức giải quyết người cho thuê được toàn quyền xử lý tài sản khi người thuê không thanh toán tiền thuê nhà theo hợp đồng thì chủ nhà có thể bán tài sản của người thuê. Trường hợp trong hợp đồng thuê nhà không có thỏa thuận thì người cho thuê không có quyền bán tài sản của người thuê khi không thanh toán tiền thuê nhà theo hợp đồng.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan nợ tiền thuê nhà

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về nợ tiền thuê nhà uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về nợ tiền thuê nhà. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về nợ tiền thuê nhà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp