KINH DOANH ĐỒ CHƠI TRẺ EM

Hiện nay, nhu cầu an sinh xã hội tăng việc thành lập công ty đồ chơi không còn xa lạ đối với những người khởi nghiệp. Kinh doanh đồ chơi trẻ em luôn được biết đến là ngành hàng tiềm năng với nguồn lợi nhuận và nhu cầu cao. Vậy làm sao để hiểu thế nào là kinh doanh đồ chơi trẻ em và những vấn đề liên quan xoay quanh về kinh doanh đồ chơi trẻ em như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng kinh doanh đồ chơi trẻ em hiện nay

Trong thời đại công nghệ hiện đại, kinh doanh đồ chơi trẻ em đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội, nhu cầu sử dụng đồ chơi trẻ em ngày càng tăng cao.

Tại Việt Nam, thị trường đồ chơi trẻ em cũng đang có sự phát triển đáng kể. Các cửa hàng đồ chơi trẻ em mọc lên như nấm sau mưa, cung cấp đa dạng các loại đồ chơi từ những hãng nổi tiếng đến các sản phẩm handmade, độc đáo. Đồ chơi trẻ em không chỉ là một sự vui chơi giải trí mà còn giúp phát triển trí tuệ, tư duy cho trẻ nhỏ.Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó cũng đi kèm nhiều vấn đề cần được giải quyết.

Thực trạng kinh doanh đồ chơi trẻ em hiện nay

II. Các quy định liên quan đến kinh doanh đồ chơi trẻ em

1. Kinh doanh đồ chơi trẻ em là gì?

Kinh doanh đồ chơi trẻ em là hoạt động kinh doanh liên quan đến việc sản xuất, mua bán và cung cấp các sản phẩm đồ chơi dành cho trẻ em. Các sản phẩm đồ chơi này có thể là đồ chơi giáo dục, đồ chơi phát triển kỹ năng, đồ chơi giải trí hoặc đồ chơi giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo và tư duy logic. Kinh doanh đồ chơi trẻ em thường đòi hỏi sự tinh tế trong thiết kế sản phẩm, chất lượng an toàn cho trẻ em và khả năng chăm sóc và tương tác với khách hàng và người tiêu dùng nhỏ tuổi.

2. Điều kiện để kinh doanh đồ chơi trẻ em?

Theo Luật Đầu tư 2020, ngành nghề kinh doanh đồ chơi trẻ em không thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên trong danh mục hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh pháp luật có quy định cấm về hàng hóa đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tất cả các loại đồ chơi trẻ em đều phải được chứng nhận hợp quy, dán dấu hợp quy (CR) trước khi đưa ra thị trường.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, theo Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO ngành nghề phân phối không hạn chế nhà đầu tư tiếp cận thị trường, trừ các cam kết chung. Tuy nhiên, trong dịch vụ phân phối bán lẻ cần lưu ý đối với cơ sở bán lẻ thứ 2 (ngoài cơ sở thứ nhất) cần thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy, Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài không hạn chế về mặt tiếp cận thị trường.

Điều kiện để kinh doanh đồ chơi trẻ em?

3. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh đồ chơi trẻ em

Bước 1:  Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến kinh doanh đồ chơi trẻ em

1. Kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo điểm đ khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;

d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;

đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;

e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;

h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;

k) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.

…”

Theo đó, kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị cấm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức thực hiện cùng hành vi vi pham sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

2. Kinh doanh đồ chơi trẻ em có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 2 và Khoản 6 Điều 30 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về cung cấp các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em như sau:

“2. Phạt tiền đối với một trong các hành vi sản xuất, xuất bản, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em, theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi vi phạm từ 01 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm từ 10 sản phẩm đến dưới 50 sản phẩm;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi vi phạm từ 50 sản phẩm đến dưới 100 sản phẩm;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vi phạm từ 100 sản phẩm đến dưới 200 sản phẩm;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi vi phạm từ 200 sản phẩm đến dưới 500 sản phẩm;

e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.00.000 đồng khi vi phạm từ 500 sản phẩm đến dưới 1.000 sản phẩm;

g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi vi phạm từ 1.000 sản phẩm trở lên.

...

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu xuất bản phẩm, ấn phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 2, điểm a, điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này.”

Như vậy, kinh doanh sản phẩm đồ chơi trẻ em có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền tương ứng với số lượng sản phẩm đồ chơi như sau:

Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi vi phạm từ 01 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;

Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm từ 10 sản phẩm đến dưới 50 sản phẩm;

Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi vi phạm từ 50 sản phẩm đến dưới 100 sản phẩm;

Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vi phạm từ 100 sản phẩm đến dưới 200 sản phẩm;

Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi vi phạm từ 200 sản phẩm đến dưới 500 sản phẩm;

Từ 30.000.000 đồng đến 40.00.000 đồng khi vi phạm từ 500 sản phẩm đến dưới 1.000 sản phẩm;

Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi vi phạm từ 1.000 sản phẩm trở lên.

Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trường hợp có cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP).

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức kinh doanh sản phẩm đồ chơi trẻ em có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em có thể bị tịch thu các sản phầm đồ chơi này.

3. Công ty kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt như thế nào?

Đối với doanh nghiệp kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ, pháp luật có quy định cụ thể về mức xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 11, khoản 13, khoản 14 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:

“Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

...

11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

13. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

14. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

Qua đó theo quy định trên, hành vi kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt tối đa lên đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên

Ngoài ra, đối với hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ ,cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị tịch thu tang vật trong quá trình kinh doanh đồ chơi trẻ em.

Trong trường hợp số đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ đó gây nguy hại cho sức khỏe con người, thì sẽ phải tiêu hủy tang vật vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến kinh doanh đồ chơi trẻ em

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề kinh doanh đồ chơi trẻ em. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan