Hiện nay, có nhiều tranh chấp pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay mượn tiền khi các bên không lập thành văn bản quy định cụ thể về các nội dung như: số tiền cho vay là bao nhiêu, lãi suất cho vay, thời hạn phải trả.... Các tranh chấp về việc vay mượn tiền chủ yếu là các mối quan hệ quen biết, thân thiết. Như vậy để tránh xảy ra tranh chấp, khi cho vay tiền cần lập thành văn bản. Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về loại giấy vay tiền.
Sau đại dịch, nền kinh tế chậm phát triển, nhiều người lâm vào tình cảnh khó khăn phải đi vay tiền để trang trải cuộc sống và khôi phục lại hoạt động kinh doanh của mình. Giấy vay tiền trở thành minh chứng cho việc mượn tiền giữa hai chủ thể.
Giấy vay tiền đầy đủ các nội dung góp phần bảo vệ quyền lợi của người vay và người cho vay. Pháp luật dân sự quy định về giấy vay tiền tại Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Giấy vay tiền còn được gọi là hợp đồng vay tài sản. Đây là loại giấy tờ được sử dụng trong các trường hợp thỏa thuận hợp tác giữa hai bên về số tiền cho vay, thời hạn vay, lãi suất, tài sản đảm bảo và cam kết trả nợ.
Nghĩa vụ của bên cho vay:
Căn cứ Điều 465 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên cho vay như sau:
“1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.”
Nghĩa vụ của bên vay:
Căn cứ Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay theo pháp luật như sau:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn;...
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY CHO VAY TIỀN
Hôm nay ngày …. tháng …. năm …………………………………………………...
Tại địa điểm: ………………………………………………………………………...
Chúng tôi gồm có:
Bên A: (bên cho vay)
Họ và tên: ……………………………………………………………………………
Số CMND: ……. Ngày cấp: …… Nơi cấp: ………………………………………...
HKTT:.……………………………………… ………………………………………
Chỗ ở hiện tại: …………………………… ………………………………………...
Bên B: (bên vay)
Họ và tên: ………………………………… ………………………………………...
Số CMND: ………. Ngày cấp: …………… Nơi cấp: ……………………………...
HKTT: ……………………………………… ………………………………………
Chỗ ở hiện tại: …………………………… ………………………………………...
Bên B đồng ý cho bên A vay tiền với nội dung sau:
Số tiền cho vay bằng số: ……………………..VND
(Số tiền bằng chữ: ………………………………………..)
Mức lãi suất: …………………………..…………………………………………….
Thời điểm thanh toán: …………………..…………………………………………...
Phương thức thanh toán: ………………….…………………………………………
Cam kết của các bên: ………………………………………………………………..
BÊN CHO VAY BÊN VAY
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Giấy vay tiền là một thỏa thuận dân sự có thể gọi là một hợp đồng dân sự. Do vậy, giấy vay tiền có thể hết hiệu lực khi bên vay trả hết tiền và lãi (nếu có) cho bên cho vay; các bên thỏa thuận chấm dứt việc vay và cho vay; hủy bỏ giấy vay tiền, đơn phương chấm dứt thực hiện việc vay hoặc cho vay; ....
Giấy vay tiền viết tay là một giao dịch dân sự, thể hiện bằng hình thức văn bản, là một hợp đồng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch vay tiền. Để giấy vay tiền viết tay có hiệu lực pháp luật cần phải đáp ứng các điều kiện về giao dịch dân sự có hiệu lực quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015.
Căn cứ Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại. Nghĩa vụ đó được quy định như sau:
Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế không được quyền từ chối nhận di sản trong trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Do đó, khi người vay tiền chết, người thừa kế của người này phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản thừa kế được hưởng trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người cho vay.
Căn cứ theo quy định của pháp luật, trong trường hợp bên đi vay có nghĩa vụ trả nợ nhưng không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên cho vay hoàn toàn có thể khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Cụ thể, tranh chấp này là tranh chấp dân sự. Người cho vay cho người khác vay với lãi suất vượt quá 20%/ năm thì vẫn có quyền khởi kiện đòi tiền được.
Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì lãi suất thỏa thuận vượt quá 20%/năm sẽ vô hiệu, bên cho vay chỉ có thể khởi kiện đòi tiền lãi với lãi suất 20%/năm.
Trong hợp đồng vay tiền bằng giấy viết tay thì các bên có được quyền thỏa thuận về lãi suất cho vay, tuy nhiên lãi suất này không được vượt quá 20%/năm. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trên đây là nội dung pháp lý về giấy vay tiền mà NPLaw cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào về giấy vay tiền, vui lòng liên hệ tới NPLaw để được hỗ trợ kịp thời. Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn